Việc nầy diễn ra khi Tổng thống Thổ hứa hẹn, quân đội nước ông sẽ tạo áp lực nặng nề lên cứ điểm Raqqa của IS.
Trong khi đó, một phúc trình gây chấn động dư luận khi cho rằng, Nga và Syria cố tình oanh tạc vào các khu vực đông dân tại Aleppo.
Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hiện tiếp tục chiến dịch Euphrates Shield đã kéo dài được 4 tháng tại miền Bắc Syria, trong nỗ lực nhằm đẩy phiến quân IS ra xa khỏi biên giới của Thổ.
Tâm điểm của chiến dịch là chiếm cho bằng được thị trấn Al Bab, cách biên giới phía nam của Thổ khoảng 30 kí lô mét.
Thị trấn nầy là cứ điểm cuối cùng của IS, trong thành phố bị vây hãm là Aleppo.
Cùng với quân đội Thổ, phiến quân có tên là Quân đội Syria Tự do hiện cũng tiến quân, với cuộc hành quân quan trọng cũng nhắm vào Al Bab và cho biết, họ gần đến giai đoạn giải phóng thị trấn nói trên.
Nhằm cập nhật cuộc tấn công vào Al Bab, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nêu lên kế hoạch tương lai của chính phủ Thổ tại Syria.
"Sau chiến dịch nầy, mục tiêu kế tiếp về phía đông sẽ là Manbij và Raqqa".
"Chúng ta chia xẻ các quan điểm với chính phủ mới tại Mỹ và CIA, rồi sẽ theo dõi các diễn tiến theo đúng lập trường của chúng ta".
"Mục tiêu tối hậu là thiết lập một vùng an toàn, bằng cách dọn sạch một khu vực khoảng 4 đến 5 ngàn kí lô mét vuông, chung quanh sào huyệt của bọn khủng bố", Tổng thống Thổ tuyên bố.
Được biết, quân đội Thổ đã tiến hành một loạt các vụ không kích, nhắm vào các vị trí của IS ở phía bắc Syria.
Vào hôm chủ nhật, các cuộc không kích và hành quân trên bộ của Thổ, đã nhắm vào hơn 170 vị trí của IS và giết chết ít nhất 42 phiến quân.
Được biết, lực lượng chính phủ Thổ đã phát hiện được một hệ thống đường hầm của IS.
"Thật quan trọng khi chống lại Daesh, chống lại khủng bố tại Syria, thế nhưng chúng ta không bao giờ thành công trong việc chiến đấu chống khủng bố tại Syria nếu không có một giải pháp chính trị bao gồm trong đó, khi giải pháp nầy không được đề ra cho người dân Syria", Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Guiteres nói.
Việc tiến quân của quân đội Thổ nhắm vào thị trấn Al Bab, có nguy cơ đụng độ trực tiếp với quân đội chính phủ Syria, hiện tiến gần thị trấn nói trên từ phía nam.
Thế nhưng Thổ hiện cộng tác một phần với Nga, trong lời kêu gọi nhằm có thể theo dõi được, sức tiến quân của quân đội thuộc Tổng thống Syria Bashar al Assad.
Việc nầy diễn ra, bất chấp vụ Nga oanh tạc lầm khiến 3 binh sĩ Thổ thiệt mạng hồi cuối tuần qua.
Thủ tướng Thổ là ông Binali Yildirim, cho biết sẽ có sự phối hợp chặt chẻ hơn, nhằm tránh các vụ việc đáng tiếc xảy ra thêm nữa.
"Điện Kremlin đã đưa ra một thông cáo hôm qua và Tổng thống chúng ta đã nói chuyện với ông Putin, rồi ông nầy cho biết, đó là một tai nạn và xin lỗi".
"Chúng ta sẽ cộng tác và thi hành các biện pháp cần thiết, để tránh các trường hợp tương tự tái diễn", Thủ tướng Thổ nói.
Trong một diễn biến khác được xem là tin tức gây chấn động, khi tin tức cho biết Nga và lực lượng Chính phủ Syria đã cố tình dùng các cuộc oanh tạc, nhắm vào các khu vực đông đảo thường dân tại thành phố Aleppo của Syria, bao gồm các bệnh viện trong chiến dịch ném bom của họ.
Phúc trình nói trên, do sự hợp tác của trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn có tên là Atlantic Council và các cơ quan khác, đã xử dụng kỹ thuật pháp y điện tử, để thách thức việc phủ nhận của Nga và Syria.
Phúc trình gồm có các hình ảnh vệ tinh, trang mạng truyền thông xã hội, bao gồm cả các cú gọi điện thoại di động và những nhân chứng, để cho thấy những gì mà phúc trình cho là, Nga đã xử dụng bom gây cháy một cách không phân biệt, cũng như bom chùm hay bom có chứa chất chlorine, thường do lực lượng Syria xử dụng.
Ông Frederic Hof, một cựu cố vấn đặc biệt của Mỹ về Vấn đề Chuyển tiếp tại Syria nói rằng, Nga và Syria đã tung ra các tin tức sai lạc, để bác bỏ những gì mà họ đang làm.
Trong khi đó, thành phố Raqqa không phải là một mục tiêu của quân đội Thổ, khi cuộc tấn công vào miền Bắc Syria bắt đầu.
Các dân quân YPG người Kurd được Hoa kỳ hậu thuẩn, mà Thổ xem là một lực lượng thù nghịch, hiện bao vây phần lớn thành phố Raqqa hiện nay .
Phát ngôn nhân quốc phòng của Anh quốc, ông Michael Fallon cho biết lực lượng Syria do Tây phương hậu thuẫn, vốn bao gồm dân quân YPG, hiện tiến sát Raqqa.
"Lực lượng Dân chủ Syria nay tiến về phía Raqqa và chuẩn bị cô lập thành phố nầy từ hai hướng tây và bắc".
"Tôi hy vọng rằng, việc cô lập nầy sẽ hoàn thành trong mùa xuân và rồi các cuộc hành quân giải phóng Raqqa sẽ bắt đầu ngay sau đó".
"Một khi chiếm được Raqqa, sau khi đã chiếm được Mosul, chúng ta sẽ thấy sự khởi đầu ngày cáo chung của đế chế vua Hồi khủng bố nầy", phát ngôn nhân quốc phòng của Anh quốc, ông Michael Fallon cho biết.
Được biết mối quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tây phương, cũng như giữa Thổ với chính phủ Syria, khiến Liên hiệp quốc bất bình.
Tuyên bố về cuộc nội chiến Syria nói chung, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Guiteres nói rằng, phiến quân IS còn được biết dưới tên DAESH, phải bị đánh bại.
Tuy nhiên ông cho biết, cũng cần phải có một giải pháp chính trị toàn bộ cho Syria.
"Thật quan trọng khi chống lại Daesh, chống lại khủng bố tại Syria, thế nhưng chúng ta không bao giờ thành công trong việc chiến đấu chống khủng bố tại Syria nếu không có một giải pháp chính trị bao gồm trong đó, khi giải pháp nầy không được đề ra cho người dân Syria", Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Guiteres nói.