Không mấy người nghe nói nhiều về Khối thịnh vượng chung trong thời gian này, ngoài các cuốn sách lịch sử và các cuộc thi đấu thể thao Commonwealth.
Nhưng tuần tới, một nhóm 53 quốc gia sẽ gặp nhau trong các cuộc đàm phán ngoại giao tại London.
Các đồng minh phương Tây của Úc sẽ ở đó, nhưng sẽ có một loạt các quốc gia Châu Phi và Thái Bình Dương là những nước từng là thuộc địa Anh.
Trong khi Khối Thịnh vượng thường được mô tả là lỗi thời và không liên quan, Peter Jennings của Viện Chính sách Chiến lược Úc không đồng ý.
Ông nói rằng các cuộc họp hai năm một lần những người đứng đầu chính phủ các Quốc Gia thuộc Khối Tịnh Vượng Chung gọi tắt là CHOGM, cho thấy một cơ hội tuyệt vời cho cái gọi là quyền lực trung lưu như nước Úc.
"Quốc Gia thuộc Khối Tịnh Vượng Chung biệt quan trọng đối với các nước cũ như là - Anh, Canada, New Zealand - nhưng Khối Tịnh Vượng Chung cũng mang lại cho chúng ta mối quan hệ rất tốt với Châu Phi, một lục địa mà trong tương lai sẽ có rất nhiều sự chú ý và đầu tư của Úc, vì vậy tôi nghĩ cuộc họp này đáng để Turnbull bỏ thời gian".
Có rất nhiều chương trình nghị sự cho CHOGM, nhưng một trong những cuộc tranh luận gây tranh cãi nhiều nhất sẽ tập trung vào việc ai nên thay thế Nữ hoàng để là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung.
Hoàng tử Charles là người có quá nhiều những tin đồn, và một số quốc gia thì được cho là đang thúc đẩy một cuộc bầu cử dân chủ thay vì chỉ đơn giản là tiếp tục với chế độ quân chủ Anh.
Gia đình Hoàng Gia sẽ có được đại diện chu đáo tham dự cuộc hội đàm, với hai người vừa mới đính hôn là Hoàng tử Harry và Meghan Markle sẽ tham dự các sự kiện khác nhau.
Đối với Úc, các cuộc họp là cơ hội để tăng cường quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương, đặc biệt là khi Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự của mình ở Biển Đông.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh báo cáo về một căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Vanuatu.
Ông Jennings nói rằng Úc đã lơ là về ảnh hưởng to lớn của mình ở Thái Bình Dương và đã để cho đối thủ đặt chân vào đây.
"Tôi nghĩ rằng thẳng thắn mà nói, chúng ta đã ngủ quên trong chiến thắng trong vài thập niên qua về vị trí lãnh đạo chúng ta có ở Thái Bình Dương mà nay thực sự chúng ta không còn nữa.
"Chúng ta đã mất rất nhiều mối liên hệ, đặc biệt về phía quân đội, nơi mà, trong 12, 13 năm qua, chúng ta đã tham gia nhiều vào chiến trường Afghanistan và Trung Đông và đã lơ là Thái Bình Dương cho đến khi nhìn lại thì rõ ràng đã có kẻ đã muốn chiếm chổ. "
Ông Turnbull sẽ mở rộng chuyến đi châu Âu của ông cho các cuộc họp với NATO - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương,một khối liên minh quân sự.
Những cuộc họp này sẽ tập trung vào căng thẳng gần đây với Nga, mà Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói bây giờ là tồi tệ hơn trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Hàng trăm nhà ngoại giao Nga gần đây đã bị đuổi ra khỏi các đại sứ quán ở các nước phương Tây về vụ một điệp viên hai mang người Nga bị đầu độc tại Anh .
Các quốc gia Khối thịnh vượng chung cũng sẽ nói về an ninh không gian mạng và chống khủng bố.
Nhưng Malcolm Turnbull đang theo đuổi tham vọng kinh tế, và có kế hoạch gặp các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu.
EU gần như đã sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận tự do thương mại với Úc, mà chính phủ Turnbull mong đợi từ lâu.
Peter Jennings cho biết thỏa thuận nói lên sự tin tưởng của ông Turnbull vào các thị trường mở, ngược lại với sự bảo hộ của Donald Trump.
"Châu Âu là một thị trường, theo tôi nghĩ, chúng ta đã đầu tư chưa đầy đủ về mặt chính trị, kinh tế. Trong một thế hệ qua, chúng tôi hay nói 'Chúng ta thực sự là một phần của Châu Á, và chúng ta bày tỏ mức độ gắn kết với Châu Á bằng cách ít liên hệ với châu Âu hơn.' Đó là sai lầm.
"Vì vậy, tôi nghĩ rằng thật tốt khi chúng ta có thể có đạt được một thỏa thuận thương mại với người châu Âu. "
Ông Turnbull sẽ đến London vào thứ Tư (18/4).
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung