Hầu hết người dân Úc ủng hộ chính sách di trú và đa văn hóa

Portrait of business people in crowd

Avustralya nüfusu yüzlerce farklı toplumdan oluşuyor. Source: OJO Images RF

Bất chấp mối quan ngại về sự gắn kết xã hội có thể bị phá vỡ trong thời gian đại dịch COVID-19, phần lớn người Úc vẫn ủng hộ các chính sách nhập cư và đa văn hóa. Thế nhưng một cuộc khảo sát hàng năm về sự hòa hợp cộng đồng cũng đã phát hiện ra một quan điểm tiêu cực ở mức độ cao, đối với người Úc gốc Á, Phi và Trung Đông vẫn tồn tại.


Phúc trình về Gắn kết Xã hội của Viện Nghiên cứu thuộc Hiệp hội Scanlon, cho một cái nhìn sâu xa về tính chất kiên nhẫn của người dân Úc, khi đối diện với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Hai cuộc khảo sát được tiến hành hồi tháng 7 và tháng 11, bao gồm hơn 140 câu hỏi để biết được quan điểm của công chúng, về vấn đề dân số và sự hòa hợp cộng đồng.

Tác giả bản phúc trình là giáo sư thỉnh giảng Andrew Markus cho biết, hai phúc trình cho thấy người dân Úc tỏ ra mạnh mẽ dù chịu dưới áp lực.

“Cuộc khảo sát cho thấy một xã hội chấp nhận, giàu tài nguyên và kiên nhẫn. Có lẽ một kết quả như vậy sẽ làm nhiều người ngạc nhiên”, Andrew Markus.

Cả hai cuộc khảo sát đều không cho thấy, sự gia tăng ủng hộ cho việc đóng cửa nước Úc với thế giới bên ngoài.

Đại đa số của 5 ngàn người được hỏi, tiếp tục hậu thuẫn cho việc mở cửa mậu dịch và việc thu nhận di trú đa dạng.

Tuy nhiên, người dân Úc tiếp tục tìm kiếm sự hội nhập nhiều hơn.

“Chúng tôi hỏi rằng, quí vị có nghĩ là chính phủ nên tài trợ cho việc duy trì văn hóa cho những người thiểu số hay không".

'Chỉ có 1 phần 3 là đồng ý và 2 phần 3 cho biết, họ nghĩ chính phủ không nên tài trợ cho chuyện đó”, Andrew Markus.

Bất chấp việc phong tỏa, đóng cửa biên giới hay bị mất việc vốn có thể làm suy yếu sự đoàn kết, các khảo sát không tìm thấy bằng chứng nào, về khuynh hướng bài ngoại gia tăng tại Úc.

Tuy nhiên, một mức độ với quan điểm tiêu cực khá cao đối với người Úc gốc Á, Phi và Trung Đông, được tìm thấy vẫn tồn tại.

Có 49 phần trăm những người được hỏi cho biết, họ có tình cảm ‘rất tiêu cực’ hay ‘khá tiêu cực’, đối với người gốc Iraq hay Sudan.

Còn 47 phần trăm khác, có ý nghĩ tiêu cực đối với người gốc Hoa.

Trong một thông cáo, Ủy viên Chống kỳ thị chủng tộc Chin Tan cho biết, trong khi mọi chuyện dần dần đi theo chiều hướng đúng đắn, thì vẫn còn nhiều việc phải làm.

“Điều quan trọng là luôn luôn ủng hộ thông điệp cho rằng: kỳ thị và phân biệt chủng tộc không thể được dung thứ dưới mọi hình thức".

"Chúng ta cũng cần kết hợp những thành viên của các cộng đồng khác biệt trong mọi lãnh vực trong xã hội Úc, còn các nhà lãnh đạo cần luôn luôn đề cao các giá trị đa dạng và bình đẳng của nước Úc”, Chin Tan.

Trong năm rồi, một con số lớn những người trả lời cho thấy, có một quan điểm tiêu cực đối với người Úc Hồi Giáo.

Còn trong năm 2020, có 37 phần trăm những người được hỏi có thái độ tiêu cực đối với người Hồi Giáo và con số nầy giảm xuống từ 41 phần trăm một năm trước đó.

Trong khi đó, người trả lời là Úc gốc Á vẫn có mức quan ngại khá cao, về vấn đề kỳ thị chủng tộc.

Có 59 phần trăm những người sinh đẻ tại một nước ở Á Châu nghĩ rằng, kỳ thị chủng tộc là một khó khăn rất lớn hay khá lớn.

Và có 39 phần trăm nói rằng họ từng bị kỳ thị, con số nầy giảm xuống từ 41 phần trăm trong năm 2018-19.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát đặc biệt về người Úc gốc Hoa cho thấy, một tỷ lệ lớn lao từ chối trả lời, nếu họ trải qua những kinh nghiệm tiêu cực.

"Việc nầy có thể là một kết quả được giải thích về ý nghĩa văn hóa, rằng người Úc gốc Hoa không muốn tạo ra những làn sóng, không muốn thu hút sự chú ý đến họ”, Andrew Markus.
"Vì vậy có những chuyện chúng ta muốn thấy nên thay đổi và hy vọng đi theo đó là các hành động”, Molina Asthana.
Trong khi đó, có 22 phần trăm những người được hỏi là người Úc gốc Hoa cho biết họ từng bị kỳ thị, thường xảy ra kể từ khi bắt đầu có đại dịch COVID-19.

Người đứng đầu Liên Minh Úc Á tại Victoria, bà Molina Asthana nói rằng đây là chuyện gây sốc, thế nhưng lại không ngạc nhiên.

Hồi tháng 4, Liên Minh phát động một trang mạng theo đó, người Úc gốc Á có thể ghi nhận các phúc trình về những vụ kỳ thị có liên quan đến COVID-19.

“Cho đến nay chúng tôi nhận được 500 phúc trình về chuyện kỳ thị, chống lại người châu Á tại Úc".

'Có hơn 60 phần trăm các vụ xảy ra là những vụ lăng mạ về chủng tộc, chửi rủa hay bị nhổ nước bọt”, Molina Asthana.

Hầu hết các vụ việc diễn ra trên đường phố, một số trong các siêu thị.

Có 59 phần trăm không báo cáo cho nhà cầm quyền nào cả.

“Chúng tôi hiện yêu cầu, chúng ta đang làm gì về vấn đề nầy".

"Làm thế nào để chúng ta thay đổi mọi việc, làm sao để thay đổi các lời lẽ, dù nó ở trong lãnh vực truyền thông và sẽ là một kế hoạch toàn quốc, vốn có thể đề cập đến vấn đề nầy".

"Vì vậy có những chuyện chúng ta muốn thấy nên thay đổi và hy vọng đi theo đó là các hành động”, Molina Asthana.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share