Hạt giống yêu thương (268) Hai Khôi Nguyên của nền văn học VNCH ra đi

Du Tử Lê & Trần Tuấn Kiệt

Nhà thơ Du Tử Lê và Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt hồi trẻ cùng hai tác phẩm đoạt giải của họ Source: Image of courtesy

Giới văn chương Việt Nam vừa chứng kiến sự ra đi của hai nhà thơ tên tuổi từ thời VNCH. Nhà thơ Du Tử Lê vừa từ trần ngày 7/10/2019 tại Garden Grove, California ở tuổi 77. Cùng ngày tại Sài Gòn nhà thơ Trần Tuấn Kiệt cũng về Trời ở tuổi 80. Cả hai thi sĩ Trần Tuấn Kiệt và Du Tử Lê đểu đọat giải thưởng văn chương cho các tác phẩm thi ca của họ lần lượt là 1971 và 1972, và dù người ta biết đến tên Du Tử Lê nhiều hơn nhưng như trong một câu thơ của ông thì 'Hãy nói về cuộc đời khi tôi không nữa'.


Nhà thơ Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam di cư vào Nam năm 1954, ông là tác giả của hơn 300 bài thơ được phổ nhạc trong nhiều người biết đến như 'Khúc Thụy Du' do Anh Bằng phổ nhạc, 'Ơn Em' do Từ Công Phụng phổ nhạc, và Nhac sĩ Phạm Đình Chương với hai bài 'Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn’ và 'Nếu Tôi Chết hãy đem tôi ra biển' cũng từ thơ Du Tử Lê.

Năm 1972, tập thơ Du Tử Lê đoạt Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm 'Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972'.

Bài thơ Khúc Thụy Du ghép tên lót của người con gái ôgn yêu với tên ông ra đời sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 như chai sẻ của ông trên Facebook của Huỳnh Vĩnh Lộc

“Khi biến cố Tết Mậu Thân 1968 xảy ra cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên Trường Dược ở Sài gòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3 năm 1968, tôi được chỉ định đi làm phóng sự về một tiểu đoàn thủy quân lục chiến đang giải tỏa khu Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Sài gòn vẫn còn giới nghiêm.

Trên đường đi, từ Cục Tâm lý chiến ở đầu đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ), gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Sài gòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay chiến binh Cộng sản… Trên đường về, khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi cùng với mùi người chết sình thối khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…"

 

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt còn có bút danh là Sa Giang từ địa danh ở Sađéc nơi ông sinh ra.

Ông được trao giải thưởng văn chương toàn quốc của tổng thống Việt Nam Cộng hoà với tập thơ 'Lời gởi cho cây bông vải' Năm 1971, Trần Tuấn Kiệt còn dùng nhiều bút hiệu khác để viết sách võ thuật, truyện thần thoại dân tộc với khoảng hai trăm cuốn truyện kiếm hiệp, ký tên Hồng Lĩnh, Phi Long, Ðại Tâm; sách về tư tưởng dưới bút hiệu Việt Thần, Duy Thức, Việt Hoàng.

Ngàn năm phố quận chiêm bao
thành xa quán cũ tay chào hư không
gió mưa đứng lặng cây trồng
tiếp sương nắng hạ một vùng hoa bay
đổ chiêm bao lạnh hiên ngoài
mắt sầu mộng khép bên cây nhớ rừng
(Nhớ rừng - Trần Tuấn Kiệt)

Trần Tuấn Kiệt sinh ngày 1/6/1939 tại Sa Ðéc, bút hiệu Sa Giang của ông cũng từ đó là thành. Thông tin về ông có chia sẽ chi tiết thú vị của cậu bé Kiệt đã dám một mình cỡi trâu vượt sông Cửu Long, từ Đồng Tháp Mười nhà Ngoại về Sa Đéc thăm Má.

Năm 11 tuổi ông lên Sài Gòn học âm nhạc và đậu hạng nhất thổi sáo ở trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. 

Nhà thơ Trần Tiến Dũng từ Sài Gòn nói về hai nhà thơ vừa ra đi đã dành nhiều lời cảm mến cho "Ông già miền Tây" khẳng khái nhưng rất ít nói và rât hiền lành Trần Tuấn Kiệt này.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share