Trẻ em trong gia đình di dân và trẻ em Úc, ai học tốt hơn?

Photo taken on Oct. 3, 2017, shows students attending a Japanese language class at the University of Melbourne. (Kyodo)==Kyodo

Photo taken on Oct. 3, 2017, shows students attending a Japanese language class at the University of Melbourne. (Kyodo)==Kyodo Source: AAP

Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng định kiến về giới tính có liên quan đến nguồn gốc gia đình của một đứa trẻ, sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em tại các trường học ở Úc.


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Curtin đã kiểm nghiệm giả định rằng các bé gái, ngay cả những em sinh ra ở Úc, có kết quả kém hơn trong các bài kiểm tra học thuật, có phải là những em có cha mẹ di dân từ một quốc gia, nơi phụ nữ bị hạn chế học trung học hay không. 

Tác giả chính của báo cáo, Tiến sĩ Mike Dockery, từ Bankwest Curtin Economics Centre nói rằng nghiên cứu của họ đã chứng minh thành công mối liên kết này.

"Những gì chúng tôi phát hiện ra là, khi chúng ta đặt các yếu tố như nền tảng văn hóa, nơi mà cha mẹ đứa trẻ sinh ra thì những điều này đều có tác động lên kết quả mà các em học sinh nữ làm các bài kiểm tra ở môn khoa học, đọc và làm toán."

Những gì mà Tiến sĩ Mike Dockery không mong đợi sẽ phát hiện là một mối tương quan thậm chí còn mạnh mẽ hơn đối với các học sinh nam.   Nghiên cứu cho thấy các em học sinh nam ở Úc có kết quả kém trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, nếu cha của các em đến từ một quốc gia nơi nam sinh ít vào học trung học hơn nữ sinh.
 
"Khi chúng tôi thử nghiệm các thông số kỹ thuật khác nhau, chúng tôi nhận ra rằng, đối với bé gái, thì nguồn gốc của mẹ, và đối với bé trai, thì quê hương của cha, ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng."

Tiến sĩ Dockery cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ và chuẩn mực văn hóa về phân biệt giới tính sẽ được các em nhỏ hấp thụ trong một gia đình.  Thế nhưng, ông nói thêm rằng thật khó để xác định liệu cha mẹ có chủ động truyền đạt những chuẩn mực văn hóa này cho con cái họ hay không, hay chúng chỉ âm thầm học được cách vô thức.
"Điều đó cho thấy hệ thống nhập cư của Úc rất ưu ái cho những người lao động lành nghề, thông qua các chương trình di cư tay nghề, ủng hộ các gia đình chú trọng đến giáo dục cho con cái hoặc có trình độ học vấn cao."
"Chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu đã có bằng chứng thực sự mạnh mẽ về kết quả học tập bị ảnh hưởng bởi một nền văn hóa định kiến về giới tính. Vì vậy, các bé trai nhìn vào cha và chú của các em cũng như những gì họ làm trong gia đình, và các bé gái nhìn vào mẹ và âm thầm học hỏi từ những gì mẹ các em đang làm."

Somalia, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Zambia là các quốc gia mà các bé gái chỉ có một nửa cơ hội được tiếp cận giáo dục trung học như các em nam.

Trong khi các cậu bé ít có cơ hội vào học trung học xảy ra ở các quốc gia như Nam Phi, Libya, Kuwait và Tuvalu.

Sara Aurorae là người dẫn chương trình cho Chương trình Hỗ trợ Giáo dục Người tị nạn tại Trung tâm Thanh thiếu niên Đa văn hóa.   Cô nói rằng thu hút học sinh ở trường là cách tốt nhất để phá vỡ những định kiến bất lợi về giáo dục. 

Nghiên cứu đã xem xét điểm kiểm tra của Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA) năm 2015 của 12.000 trẻ em nhập cư thuộc thế hệ nhập cư  thứ nhất và thế hệ thứ hai ở Úc. 

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Mike Dockery cho biết, trong số các phát hiện khác, nghiên cứu cho thấy học sinh từ các gia đình nhập cư thế hệ thứ nhất và thứ hai học hỏi tốt hơn trong cả ba lĩnh vực khoa học, toán học và đọc chữ, so với sinh viên không có nguồn gốc nhập cư.

"Điều đó cho thấy hệ thống nhập cư của Úc rất ưu ái cho những người lao động lành nghề, thông qua các chương trình di cư tay nghề, ủng hộ các gia đình chú trọng đến giáo dục cho con cái hoặc có trình độ học vấn cao."

Share