Dù dưới đất căng thẳng, sự hợp tác trên không gian vẫn mạnh mẽ

A Russian Soyuz spacecraft blasts off, heading for the International Space Station (Getty)

A Russian Soyuz spacecraft blasts off, heading for the International Space Station Source: Getty

Trong khi căng thẳng giữa Nga và Tây phương đạt đến cao điểm trên trái đất, thì sự hợp tác quốc tế trên không gian vẫn còn mạnh mẽ. Các chuyên gia cho rằng Trạm Không gian Quốc tế phần lớn vẫn tách biệt với các căng thẳng về chuyện Ukraine, khi các phi hành gia Nga và Mỹ vẫn theo đuổi sứ mạng của mình, để mang lại lợi ích cho nhân loại.


Trong khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Tây phương trên mặt đất, thì mối quan hệ của hai vùng trên không gian vẫn đứng trên các vụ căng thẳng chính trị.

Theo cựu giám đốc Hội đồng Không gian Quốc gia, ông Scott Pace thì sự lo sợ ngày càng gia tăng của Tây phương trước cuộc xâm lược của Nga, không khiến cho Trạm Không gian Quốc tế bị ảnh hưởng.

“Như tôi đã nói, trạm không gian phần lớn cách biệt khỏi các sự kiện chính trị khác".

'Thế nhưng quí vị biết, nó không phải là bất khả chiến bại và được tồn tại trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Nga rộng lớn hơn".

'Tuy nhiên với sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, cùng mối quan hệ làm việc tốt đẹp mà chúng tôi có ở cấp độ kỹ thuật, tôi không thấy có điều gì xảy ra với trạm trong thời gian tới, bất chấp những sự kiện xảy ra trên Trái đất”, Scott Pace.

Được biết trạm không gian được thiết lập dựa trên tình hữu nghị giữa Mỹ, Nga, cơ quan không gian Âu Châu, Canada và Nhật Bản, họ vẫn tránh được những tranh chấp chính trị trong 2 thập niên qua.

Được phóng lên hồi năm 1998, trạm không gian gồm một tổ hợp có chiều dài gần bằng một sân đá bóng, với hệ thống dây điện có chiều dài 13 kí lô mét, cùng một mẫu tây các tấm thu năng lượng mặt trời và hai phòng thí nghiệm với kỹ thuật cao.

Toán đầu tiên gồm phi hành gia Mỹ Bill Shepherd và hai phi hành gia Nga là Sergei Krikalev cùng Yuri Gidzenko, đã bay lên không gian vào ngày 31 tháng 10 năm 2000, từ bệ phóng ở Kazakhstan.

Hai ngày sau đó, họ mở cửa trạm không gian và bắt tay trong tình đoàn kết.

Ông Bill Shepherd hồi tưởng lại sứ mạng nói trên một cách trìu mến

“Tôi đã đến Nga và có một số quan điểm về việc các đối tác nên phản ứng như thế nào và may mắn thay, Yuri và Sergei giúp tôi có lẽ là thay đổi quan điểm của mình một chút về những gì tôi nghĩ là đường lối đúng đắn để làm mọi việc".

'Vì vậy tôi thực sự may mắn, có được hai người bạn trong toán phi hành gia, do họ đã chỉ dẫn cho tôi rất nhiều”, Bill Shepherd.

Trong khi ba phi hành gia có thể làm việc một cách chặt chẽ, đôi khi cũng có những căng thẳng giữa họ và hai Trạm Điều Khiển trên mặt đất, một ở Houston và một ở bên ngoài Moscow.

Trong một cuộc thảo luận của ban giám đốc NASA và các phi hành gia bạn, ông Shepherd cho biết hết sức thất vọng khi nhận được các lệnh lạc trái ngược nhau, một điều mà ông nhấn mạnh rằng họ sẽ thi hành một kế hoạch duy nhất mà thôi.

“Đôi khi chúng tôi nhận được những mệnh lệnh mâu thuẫn, những điều mà Houston đã nói và sau đó trung tâm điều khiển ở Moscow lại thay đổi sau đó".

"Nhiều khi nó sẽ quay đi quay lại, gần như giữa quỹ đạo nầy sang quỹ đạo khác".

"Tôi thực sự thất vọng, rồi một ngày nọ và tôi đã lên đài và cả hai trung tâm điều khiển đều có thể nghe thấy".

"Tôi nói, hãy xem chúng ta là trạm vũ trụ quốc tế, quí vị phải điều phối bất kỳ một kế hoạch nào và giao phó cho chúng tôi, đó là kế hoạch chúng tôi sẽ làm".

"Chúng tôi không thực hiện một kế hoạch nầy cho Moscow và một kế hoạch khác cho Houston”, Bill Shepherd.

Trong khi đó giáo sư Iver Cairns chuyên về môn Vật Lý Không gian tại đại học Sydney cho biết, đã làm việc trong nhiều phi vụ của NASA.

Ông cho SBS News biết rằng, các phi hành gia ở trên trạm không gian thi hành những sứ mạng đặc biệt liên quan đến quốc gia của họ, để có thể ngăn tránh các xung đột bên ngoài ảnh hưởng đến việc làm của mình.

Ông nói rằng, đó là do các cơ quan không gian khác biệt hiện được được tổ chức và liên lạc với nhau.

“Họ làm việc cật lực để tránh mọi xung đột có thể xảy ra".

"Một phần của lý do là họ có thời khóa biểu dự tính mọi việc từ trước, do đó các sự việc chính trị ngắn hạn hay những công việc trên mặt đất, không ảnh hưởng đến những gì mà họ thực sự thực hiện trên không gian".

"Họ có thể chọn lựa các mục tiêu có ý nghĩa để thực hiện và không lo lắng về những gì xảy ra trên trái đất”, Iver Cairns.
'Tôi nghĩ, họ thường cố gắng để mọi chuyện trôi qua và mục tiêu dài hạn của họ vẫn là cộng tác vì loài người, thay vì chỉ một phần nhỏ trên toàn cầu”, Iver Cairns.
Được biết Nga đã dùng trạm không gian ISS làm một yếu tố thương thảo trong vụ sát nhập Crimea hồi năm 2014, khi Mỹ phụ thuộc vào hỏa tiễn Soyuz và phi thuyền để đưa các phi hành gia lên trạm không gian.

Bất chấp các đe dọa, hai nước vẫn hoà bình trong lãnh vực không gian và trạm không gian ISS tiếp tục điều hành một cách bình thường.

Giáo sư Cairns cho biết, có nhiều thành quả đạt được trong việc hợp tác, hơn là đối đầu.

Ông tin rằng trong khi trạm không gian ISS sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2031, dường như các sứ mạng không gian trong tương lai vẫn tồn tại giữa các siêu cường trên thế giới.

“Có những ích lợi lớn lao cho những người liên quan trong việc hợp tác".

"Nga được tiếp cận với một số kiến ​​thức chuyên môn của Mỹ và Âu Châu, trong việc truy cập để phóng lên chẳng hạn như lên Trạm Không gian ISS, cũng như nhận được lời khuyên hoặc trợ giúp về các thử nghiệm của riêng họ".

"Quí vị biết, việc đưa một trạm vũ trụ vào không gian vào lúc này là rất tốn kém và thường là chi phí quá nhiều đối với bất kỳ quốc gia nào, nếu họ có những mục tiêu hoặc lý tưởng lớn lao, vì vậy tôi nghĩ họ sẽ muốn tiếp tục cộng tác”, Iver Cairns.

Khoảng 7 tuần lễ sau khi Tổng Thống Biden cam kết giữ cho trạm không gian ISS hoạt động cho đến năm 2030, thì NASA vẫn đàm phán với Roscosmos thuộc đối tác Nga, về một thỏa thuận mới trao đổi các toán phi hành gia trong tương lai.

Theo thỏa thuận nói trên, hai cựu đối thủ không gian sẽ chia sẻ các chuyến bay thường lệ lên trạm không gian trên phi thuyền của mỗi quốc gia, theo cơ quan không gian Hoa Kỳ thông báo hôm thứ tư ngày 23 tháng 2.

Ông Scott Pace tin rằng, ISS chỉ gặp nguy hiểm nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine bành trướng thành một vụ đối đầu quân sự rộng lớn hơn.

“Có thể tưởng tượng việc cắt đứt quan hệ với Nga sẽ gây nguy hiểm cho trạm vũ trụ, thế nhưng đó sẽ là mức độ gián đoạn quan hệ ngoại giao, chuyện đó hoàn toàn sẽ là biện pháp cuối cùng”, Scott Pace.

Trong khi đó các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ đặc biệt miễn trừ sự hợp tác không gian khỏi các biện pháp cấm vận trước đây, cũng như hy vọng sẽ có những lập luận tương tự trong bối cảnh tình hình tại Ukraine.

Giáo sư Cairns cho đài SBS biết rằng, công việc quan trọng của các cơ quan không gian đã vượt qua các vụ đối đầu quốc tế.

“Thông thường, những người tại Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ NASA, Cơ quan Vũ Trụ Âu Châu ESA, hay World Cosmos... vân. vân, ý tôi muốn nói là họ có sở thích đặc biệt trong không gian và làm những việc ở đó có lợi hơn".

'Tôi nghĩ, họ thường cố gắng để mọi chuyện trôi qua và mục tiêu dài hạn của họ vẫn là cộng tác vì loài người, thay vì chỉ một phần nhỏ trên toàn cầu”, Iver Cairns.

Được biết có 4 phi hành gia NASA, 2 phi hành gia vũ trụ của Nga và một phi hành gia Âu Châu hiện ở trên trạm không gian quốc tế.

Rõ ràng một sự cộng tác quốc tế vượt qua các xung đột về địa chính trị.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share