Dr Vincent Ogu không có triệu chứng bệnh nhưng vẫn đi làm xét nghiệm COVID-19. Là giám đốc tổ chức Africa Health Australia, ông muốn đi đầu, làm ví dụ để bình thường hóa việc đi làm xét nghiệm tự nguyện trong các cộng đồng Phi châu.
Ông cho rằng việc này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các đợt lây lan gần đây tại các khu vực đông di dân.
“Ngày càng có nhiều người bắt đầu đánh giá cao việc cần phải có một sự thận trọng, phòng ngừa một cách chủ động."
Nhưng rất cần các nhà lãnh đạo trong các cộng đồng đưa các thông điệp đó tới cộng đồng, bởi vì cộng đồng tin tưởng họ, và chính phủ cần nhận ra rằng nên có những người đứng đầu trong cộng đồng truyền tải các thông điệp.
Dr Vincent Ogu nói rằng trong khi các kênh truyền thống như TV, cũng như các kênh mới như trang webs và mạng xã hội có thể có ích, nhiều nhóm thiểu số vẫn tiếp nhận thông tin theo một cách khác.
Các rào cản về ngôn ngữ và văn hóa khiến nhu cầu về các nguồn tin đáng tin cậy lại càng cao hơn bao giờ hết.
“Có một điều cần thiết đó là ghi nhận một số người nổi bật trong cộng đồng, cung cấp một số đào tạo cần thiết cho họ, bởi vì họ biết các mạng lưới, họ có thể đưa thông tin đến đó một cách kịp thời và diễn tả bằng ngôn ngữ của họ. Điều quan trọng đó là cần phải làm việc với các lãnh đạo cộng đồng để bảo đảm rằng người dân được tiếp cận thông tin, họ biết rằng họ phải đi làm xét nghiệm kể cả khi không có triệu chứng, và họ cần đeo khẩu trang.”
Y tá Augustine Okerafor ở Tây Sydney cũng đồng ý điều này là rất quan trọng.
Kể từ đầu đại dịch, anh đã phải tìm cách phá bỏ các lầm tưởng về virus trong cộng đồng của mình.
Nhiều người không tin rằng nó có thật, và đến khi họ tin là nó có thật, thì họ vẫn không tin là người Phi châu sẽ bị bệnh, bởi một trong số những thông tin sai đó là chúng tôi miễn dịch với virus này và do đó mọi người không chú trọng và không đề phòng.
Các chiến dịch mạng xã hội như thế này do Africa Health Australia thực hiện đã giúp lan tỏa các tin tức về sự nghiêm trọng của dịch bệnh.
Thế nhưng các nhà vận động vẫn đang tập trung vào việc cập nhật các quy định mới cho cộng đồng về việc đeo khẩu trang và số lượng tụ tập.
Tiến sỹ Olayide Ogunsiji, một giảng viên về y tế tại Western Sydney University nói rằng các thông điệp nhiều khi chồng lấn nhau và sự thay đổi liên tục các quy định giới hạn có thể mang đến nhiều rủi ro.
Các thông điệp thay đổi liên tục, mang đến sự bối rối. Đối với những cộng đồng di dân và tị nạn, những ngời mà không có khả năng tiếng Anh cao, đến lúc mà họ được ai đó thông dịch nội dung thông điệp, thì lại có một thông điệp khác tới, nó trở nên rối loạn.
Để tìm hiểu thêm về các biện pháp hỗ trợ về y tế và tài chính để đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, quý vị có thể tiếp tục truy cập địa chỉ sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại