Bà tuyên bố như trên tại cuộc họp thượng đỉnh toàn quốc với các chuyên gia đồng ý, ngoài việc phải có hành động theo đúng hướng, cũng cần đáp ứng các nhu cầu thêm nữa.
Ông Alastair Campbell lẽ ra là người vô cùng hạnh phúc, khi ông là cố vấn truyền thông cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cũng là một nhà văn kiêm bình luận gia thời sự.
Thế nhưng thay vì vẻ bề ngoài thành công trong cuộc đời và cả sự nghiệp, ông phải chiến đấu với vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhiều năm qua.
Nay ông là nhà vận động mạnh mẽ, về việc nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần.
“Tôi đã có một giai đoạn rối loạn tâm thần ở độ tuổi 20, rồi tôi bị trầm cảm từ đó đến giờ, vì vậy đó là một bản tóm tắt ngắn gọn".
"Tôi nghĩ rằng mọi người đã có những câu chuyện như vậy, ý tôi muốn nói là mọi người đều biết ai đó".
"Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng, tôi vận động rất nhiều về điều này bây giờ, vì tôi nghĩ chúng ta phải bình thường hóa điều này”, Alastair Campbell.
Ông cho biết các quốc gia trên khắp thế giới, hiện không chú tâm đầy đủ đến vấn đề nói trên.
“Hầu hết các quốc gia thực sự không có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nào cả, mà chỉ có một hệ thống đối phó với khủng hoảng tinh thần mà thôi, đó là khi mọi người tiếp xúc với các dịch vụ sức khỏe tâm thần".
"Tôi nghĩ, nếu một chính phủ nhìn nó qua một đầu hoàn toàn khác của kính viễn vọng và nói, 'hãy ngừng suy nghĩ về ... đừng ngừng nghĩ về việc chúng ta cần nhiều tiền hơn, cần nhiều y tá hơn, nhiều bác sĩ hơn, đặc biệt là cần thêm bác sĩ tâm lý, quí vị cần điều đó’.
"Thế nhưng hãy bắt đầu suy nghĩ, chúng ta có thể sẽ giảm nhu cầu về tất cả những điều nầy, nếu chúng ta đầu tư đúng mức vào phúc lợi của những người trẻ”, Alastair Campbell.
Ông Campbell chỉ là một trong các chuyên gia cũng như các bệnh nhân, trong cuộc họp về Ngăn Ngừa Tự Tử trên Toàn quốc tại Melbourne trong tuần nầy.
Khai mạc cuộc họp là cựu Thủ tướng Julia Gillard, nay là người đứng đầu tổ chức về sức khỏe tâm thần Beyond Blue, bà kêu gọi cần phải làm nhiều hơn nữa.
“Ở mọi miền của đất nước, rồi vì lợi ích của xã hội và nền kinh tế, chúng ta cần tiếp tục nhấn mạnh rằng duy trì sức khỏe tinh thần tốt và ngăn ngừa tự tử, là một mệnh lệnh xã hội, kinh tế và chính trị nữa”.
Cuộc họp qui tụ một số các nhân vật nổi tiếng ở Úc, trong việc vượt qua những trở ngại về chuyện nầy.
Có những lý tuyết khác biệt về việc, tại sao con số người tự tử hiện gia tăng trên cả nước, thế nhưng mọi người đều đồng ý là vấn đề có nhiều yếu tố cấu thành.
Chủ tịch của Hiệp hội Ngăn Ngừa Tự Tử tại Úc, bà Nieves Murray cho biết phái nam thường phải tranh đấu thật nhiều, để giữ cho sức khỏe tâm thần của họ được bình ổn.
“Phái nam tự tử nhiều hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ mưu tính tự vẫn lại nhiều hơn phía nam".
"Những gì chúng ta biết là, nam giới tuổi từ 30 đến 55 là hạng người thiệt mạng nhiều nhất vì tự tử”, Nieves Murray.
Con số thống kê mới nhất cũng cho thấy, có mối liên hệ giữa tự tử và các vấn đề, trong đó có chuyện gia đình tan vỡ, cùng các khó khăn về kinh tế.
"Thế nhưng sự chia sẻ kinh nghiệm sống mà chúng ta đang thấy ngày càng nhiều, có thể phá vỡ sự kỳ thị đó, đây là chuyện hết sức quan trọng, vì vậy tôi nghĩ rằng đó là một sáng kiến tuyệt diệu, một phong trào tuyệt vời mà chúng ta cần tiếp tục”, Tim Sharp.
Chủ tịch của Hiệp hội về Các Bậc Cha Mẹ Sau Khi Chia Tay là ông Pete Nicholls cho biết, trong khi các vấn đề nầy vẫn được xem là cấm kỵ, thì ngày càng có nhiều người quay sang việc thiền định, hay trong một vài trường hợp là tự gây thương tích cho mình.
“Nếu ai đó đang đối mặt với việc mất nhà cửa, gia đình, con cái họ gặp vấn đề về tài chính, thì việc cho họ uống thuốc trị trầm cảm, là một cách để giữ họ bên cạnh".
"Nó không giải quyết được vấn đề, hay giải quyết vấn đề phủ nhận sự cần thiết phải can thiệp y tế, để nhanh chóng đưa họ trở lại đúng hướng một lần nữa”, Pete Nicholls.
Thế nhưng trong các chuyện đau buồn, thì cũng có câu chuyện về những hy vọng.
Tiến sĩ Tim Sharp đã thoát chết, sau hai âm mưu tự tử và bị trầm cảm cả đời.
Thế nhưng ông đã tìm thấy những thay đổi tích cực trong lãnh vực nầy và nói rằng, mọi người hiện sẵn sàng trò chuyện và thổ lộ tâm tình nhiều hơn là trước đây.
“Tôi nghĩ tôi là người duy nhất, khi nghĩ rằng tôi chỉ có một mình, vì vậy ngoài sự tuyệt vọng và bất lực, sẽ không ai hiểu tôi và không ai biết điều này là gì".
"Thế nhưng sự chia sẻ kinh nghiệm sống, mà chúng ta đang thấy ngày càng nhiều, có thể phá vỡ sự kỳ thị đó, đây là chuyện hết sức quan trọng".
"Do đó, tôi nghĩ rằng đó là một sáng kiến tuyệt diệu, một phong trào tuyệt vời mà chúng ta cần tiếp tục”, Tim Sharp.
Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận rằng, mục tiêu cho toàn quốc là không còn trường hợp tự tử nào cả trên toàn quốc Úc.
Quí thính giả muốn được hỗ trợ về sức khỏe tâm thần, xin liên lạc với đường giây Lifeline hoạt động 24 giờ mỗi ngày, qua số 13 11 14. Các dịch vụ khác gồm có Dịch vụ Gọi lại về Tự Tử ở số 1300 659 467, Beyond Blue và Kids Helpline cho những người từ 5 đến 25 tuổi, ở số 1800 55 1800.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại