Ellen không phải là tên thật, đã bị tù trong gần 3 năm qua.
Thiếu nữ 23 tuổi nầy bị tù về một loạt các vụ cướp bóc có võ trang và thường xuyên là một con nghiện ma túy.
“Quả thật là xáo trộn, chẳng có một kế hoạch nào cho tương lai, cũng không có chuyện gì cho những ngày tháng sắp tới, mà chỉ là sự sống sót qua ngày. Quả là xuống tinh thần, hết sức lo âu vì chẳng thấy tương lai”. Ellen.
Đó là cuộc sống của cô nầy trước khi vào tù, thế nhưng nay cô cho biết cảm thấy như một tương lai rộng mở trước mắt, nhờ vào chương trình The Torch hay Ngọn Đuốc.
Việc vẽ tranh trở thành một cách thức chữa bệnh cho cô và mang lại cơ hội, để cô có thể quên đi cuộc sống thường nhật khó khăn trong tù.
“Nếu tôi không vẽ những bức tranh tại đây để có thể nối kết với văn hóa và những tính chất của tôi, thì tôi chẳng biết tôi sẽ là ai nữa".
"Tôi biết nay mình ở đâu, thế nhưng chẳng hiểu những ngày sắp tới sẽ ra sao, có lẽ nó sẽ là những này tháng kém vui hay chăng”, Ellen.
Được biết chương trình được thực hiện tại 15 nhà tù nam nữ tại Victoria, theo đó giảng dạy về vẽ tranh và các kỷ năng khác, với hy vọng mang lại các tù nhân Thổ dân và dân bán đảo Torres một kỷ năng có thể giúp họ, một khi họ mãn hạn tù.
Họ cũng có thể bán các tranh vẽ của mình cho cuộc sống sau nầy.
“Tôi yêu thích ý tưởng đó khi biết rằng, một số người đã xem tranh của tôi và tôi yêu quí những gì đã thực hiện và trả số tiền để được treo ở nhà, tôi yêu thích ý tưởng đó”, Ellen.
Còn bà Lynn, người giúp thực hiện chương trình nói rằng, có nhiều tù nhân nhận thức rằng họ thực sự có thể vẽ tranh, như là một phương cách giải tỏa các ức chế.
“Với họ, đó chỉ là việc mở ra một cánh cửa và họ nhận được những gì họ biết là có thể làm được bây giờ, bởi vì chúng tôi có người ở đó để huấn luyện, mà trước đây họ chưa hề cầm đến một cây cọ vẽ, chứ đừng nói những chuyện khác".
"Một khi khởi sự, họ không hề biết tài nâng của mình được thể hiện trong những bức tranh đó”, Lynn.
Được biết tù nhân gốc Thổ dân, chiếm đa số trong các nhà tù ở Úc.
Trong khi người Thổ dân chỉ chiếm 3 phần trăm dân số, thì số tù nhân Thổ dân chiếm gần 28 phần trăm tổng số tù nhân, trong các nhà tù ở Úc.
Với 75 phần trăm những người Thổ dân dường như có khuynh hướng tái phạm và rồi trở lại đằng sau các song sắt, so với 50 phần trăm những người không phải là Thổ dân.
"Nay tôi chỉ dùng nó như một dụng cụ và những sáng kiến, để biết được tôi hiện ở đâu, cũng như hiểu được tôi không muốn bị tù tội nữa, để sử dụng sức mạnh đó cho chính tôi”, Ellen.
Giám đốc chương trình Torch là ông Kent Morris cho biết, kết quả của chương trình tự nói lên tất cả.
“Chúng ta chứng kiến sự thay đổi hết sức kỳ diệu của các tù nhân nam nữ trong chương trình, không chỉ trong lao tù mà cả sau khi ra khỏi nơi nầy".
"Các cuộc khảo sát mới đây cho thấy, mức độ tái phạm của cả nam lẫn nữ tham dự chương trình đã xuống thấp khoảng 11 phần trăm, đó là một chuyện hết sức kỳ diệu”, Kent Morris.
Trong khi đó, Bộ trưởng Cải Huấn Victoria là ông Ben Carroll cho biết, ông muốn thấy chương trình nói trên được áp dụng trên toàn quốc.
“Tôi nêu bật những chuyện tôi muốn thấy trong các công việc sẽ làm, đó là công tác thực sự gây chấn động, đang được thực hiện tại đây tại Victoria, qua chương trình Torch với các tù nhân Thổ dân nhờ chương trình nghệ thuật, đã đạt mức thực sự cao quí trên toàn quốc”, Ben Carroll.
Còn ông Chris Austin là người tìm cách giảm bớt số tù nhân tại Úc.
Ông nầy 57 tuổi đã ở trong tù ít nhất là 30 năm, thế nhưng ông đã ra khỏi lao tù gần 3 năm qua và ông ca ngợi cũng như cám ơn chương trình Torch.
“Nó khiến quí vị cảm thấy như là một người nào khác, khi có thể đóng góp cho xã hội và là một phần của cộng đồng".
"Trong khi đó, quí vị đã phạm tội trong quá khứ, sử dụng ma túy và rượu chè mỗi ngày hoặc những chuyện đại loại như vậy, quí vị là một người luôn luôn bị đá ra ngoài lề xã hội và chẳng một ai muốn biết về quí vị cả”, Chris Austin.
Kể từ khi ra tù, ông tiếp tục với nghệ thuật vẽ tranh và sống nhờ vào những bức tranh của mình.
Nay ông giúp đỡ những tù nhân khác đi theo con đường của ông.
“Nếu có người nào như tôi đã bị nhốt cách ly đặc biệt, nay tôi được ra ngoài nầy và không muốn trở lại hệ thống lao tù nữa".
"Còn họ vẫn thói nào tật đó, rồi bị nhốt hết sức chặt chẽ, sau đó than thở, “Nếu Chris có thể làm việc nầy, thì chúng ta có thể cũng làm được chứ”. Chris Austin.
Còn với cô Ellen, cô cho biết nay cô có thể thấy được một tương lai rộng mở, đàng sau bốn bức tường giam.
“Tôi đã làm mọi chuyện với chương trình đó, với ước muốn tôi có thể mang bức tranh đi nhưng không được".
"Nay tôi chỉ dùng nó như một dụng cụ và những sáng kiến, để biết được tôi hiện ở đâu, cũng như hiểu được tôi không muốn bị tù tội nữa, để sử dụng sức mạnh đó cho chính tôi”, Ellen.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại