Namatullah Kadrie chỉ mới 5 tuổi khi gia đình anh chạy trốn khỏi Afghanistan, sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát.
Hai mươi năm đã trôi qua, nhưng Kadrie nói rằng giờ anh đang lo lắng hơn bao giờ hết về những người thân yêu mà họ đã bỏ lại phía sau.
“Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì, nhưng chúng tôi lo lắng về những gì sẽ xảy ra với họ."
Tôi rất lo lắng về điều gì sẽ xảy ra khi các lực lượng nước ngoài hoàn toàn rời khỏi Afghanistan. Tôi nghĩ những gì chúng ta sẽ thấy là một cuộc chiến toàn diện chống lại người Hazaras.
Kadrie là người Hazara, một dân tộc thiểu số theo tín ngưỡng Hồi giáo dòng Shia, bị đàn áp ở Afghanistan - nơi mà người Hồi giáo Sunni chiếm đa số.
Anh nói rằng, Taliban đã tổ chức các cuộc tấn công vào ngôi làng quê hương của anh trong những tuần gần đây, và anh tin rằng sẽ còn thêm nhiều các vụ tấn công nữa.
“Tại ngôi làng của chúng tôi, ở Tamaki, Taliban đã đi khắp nơi, thu thuế, các loại thuế bất hợp pháp, từ người dân địa phương, cho những vùng đất mà họ thậm chí không sinh sống. Mọi người mà tôi biết - họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng về viễn cảnh Taliban chiếm lấy đất nước.”
Hàng chục quận của Afghanistan đã rơi vào tay Taliban trong năm nay, khi Mỹ và các đồng minh rút quân khỏi quốc gia Nam Á này.
Taliban hiện kiểm soát 193 quận của đất nước, so với 75 quận dưới quản lý chính phủ.
130 quận khác đang tranh chấp.
Giảng viên quan hệ quốc tế của Đại học La Trobe, Tiến sĩ Niamatullah Ibrahimi, cũng là người Hazara, cho biết ông dự đoán sẽ có thêm nhiều khu vực rơi vào tay Taliban.
“Từ những gì chúng ta thấy lúc này, có thể thấy rõ ràng rằng Taliban đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện vào các trung tâm tỉnh. Điều sẽ thực sự thay đổi cuộc chơi, đó là nếu Taliban thiết lập quyền kiểm soát của mình trên toàn bộ các tỉnh của Afghanistan.”
Đồng thời, các cuộc tấn công vào Hazaras của Afghanistan cũng đang ngày càng gia tăng.
Vào tháng 5, ba vụ nổ liên tiếp đã giết chết gần 100 người Hazara tại một trường học ở Kabul.
Hầu hết nạn nhân đều là nữ sinh.
Điều đó đã thúc đẩy các nhóm nhân quyền Afghanistan và cộng đồng Hazara kêu gọi một cuộc điều tra của Liên hợp quốc, về các cuộc tấn công nhằm vào Hazara như là tội ác diệt chủng.
Sau đó, vào tháng 6, một loạt vụ đánh bom xe tải nhỏ ở các khu dân cư tập trung đa số người Hazara, đã cướp đi sinh mạng của thêm nhiều người.
Trong khi nhiều cuộc tấn công trong số này không có ai đứng ra chịu trách nhiệm, các nhà phân tích cho rằng sự rút lui của các lực lượng phương Tây đã khuyến khích những kẻ tìm cách làm hại người Hazara.
Tiến sĩ Ibrahimi nói rằng ông đã rất thất vọng trước sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế đối với tình cảnh của họ.
Tôi cảm thấy rất bức bối khi thấy rằng có một sự thờ ơ, không quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Afghanistan. Điều tôi khá lo lắng là sẽ có hàng loạt tội ác bạo lực xảy ra ở Afghanistan, với quy mô lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trước đây.
"Và điều này sẽ xảy ra vào thời điểm mà cộng đồng quốc tế mất đi sự quan tâm và động lực chính trị để tiếp tục hành động và tập trung vào vấn đề ở Afghanistan.”
Nước Úc giờ đây là quê hương của khoảng 50,000 người Hazara, nhiều người đã chạy khỏi Afghanistan vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 khi Taliban lần đầu tiên nắm quyền.
Gia đình của Shukufa Tahiri là một trong số hàng ngàn người đã rời đi, để đến định cư ở Sydney.
“Chúng tôi rời Afghanistan vào năm 1999, khi Taliban nắm chính quyền. Chúng tôi không thể sống dưới một nhóm cực đoan như vậy, bởi vì chúng tôi chủ yếu là người Hazara. Chúng tôi khác biệt về sắc tộc và tín ngưỡng, vì vậy chúng tôi là kẻ thù không đội trời chung của Taliban.”
Những năm cuối thập niên 1990 chứng kiến bạo lực gia tăng, thế nhưng người Hazara đã phải đối mặt với sự đàn áp trong hàng thế kỷ ở Afghanistan.
Hàng trăm ngàn người Hazara được ước tính đã bị giết hại, bị bắt làm nô lệ hoặc trục xuất trong thế kỷ 19.
Shukufa Tahiri cho biết, sau hai thập niên can thiệp của phương Tây vào Afghanistan, nhiều người Hazara lo sợ rằng bạo lực sẽ chỉ leo thang.
“Giờ đây, họ bị coi như là đồng phạm của phương Tây, bởi vì họ đã làm việc rất mật thiết với các bên liên quan ở phương Tây. Mọi người đang lo sợ điều tồi tệ nhất. Mọi người đang thực sự cảm thấy có dấu hiệu của các chiến dịch thanh lọc sắc tộc và diệt chủng của Taliban.”
Sự bùng nổ bạo lực gần đây khiến nhiều người cảnh báo, một cuộc di cư ồ ạt của những người xin tị nạn Afghanistan có thể sắp xảy ra.
Với nguy cơ ngày càng cao mà họ đang phải đối mặt, những lời kêu gọi yêu cầu không gửi trả lại người Hazara về Afghanistan đang ngày càng lớn hơn.
Giáo sư danh dự của Đại học Quốc gia Úc William Maley, chuyên về Afghanistan, là một trong những người dẫn đầu các cuộc gọi đó.
Tình hình đang diễn ra phức tạp và đang đi theo hướng đáng lo ngại vào thời điểm hiện tại. Vậy nên bất kỳ đề xuất nào cho rằng việc đưa những người xin tị nạn trở lại Afghanistan vào lúc này là an toàn, là hoàn toàn phi lý.
"Sẽ hợp lý hơn nhiều nếu chỉ đơn thuần công nhận điều này trong chính sách công, thay vì đi qua giai đoạn ảo tưởng cho rằng có những khu vực an toàn ở Afghanistan để mọi người có thể được trả về.”
SBS News đã hỏi Bộ Nội vụ về việc liệu họ có cam kết như vậy không.
Người phát ngôn của Bộ cho biết: “Những cá nhân đến Úc hợp pháp, xin tị nạn và được phát hiện thực hiện các nghĩa vụ không bồi hoàn của Úc, có thể được bảo vệ vĩnh viễn, tùy thuộc vào việc đáp ứng các tiêu chí thị thực có liên quan.”
Xem thêm: