Chiến dịch hiến tặng tạng phủ thành công kỷ lục trong cộng đồng người Sikh

Sikh Brisbane

Source: SBS

Bàn về chuyện hiến tặng tạng phủ có thể là chuyện khó nói với gia đình và bạn hữu, đặc biệt khi chủ đề nầy được xem là cấm kỵ hay không hài lòng với một số người. Vì vậy khi một nhóm bạn hữu thuộc cộng đồng người Sikh tập hợp nhau để khuyến khích mọi người ký tên hiến tặng tạng phủ, họ không ngờ là một chiến dịch thành công kỷ lục tại Úc.


Đó là một buổi sáng chủ nhật tại một đền thờ của đạo Sikh ở phía bắc Brisbane, với hàng trăm người tụ tập để làm lễ tạ ơn.

Bên ngoài có 4 người thiết lập một quầy hàng nhỏ bé nhưng sặc sỡ, để khuyến khích mọi người ‘hãy cống hiến trở lại’ và trở thành những người hiến tặng tạng phủ.

Một trong những người có mặt tại quầy hàng là Gagan Tadon, cho rằng ý kiến tặng cơ phận bắt đầu là cách thức để cử hành kỷ niệm 550 năm thành lập đạo Sikh, là giáo chủ Nanak vào tháng 10.

“Đây là một cơ hội rất quan trọng cho chúng ta và chúng tôi nhất định muốn làm một điều gì để hỗ trợ cho toàn thể cộng đồng".

"Vì vậy chúng ta ngồi xuống và nghĩ ra điều gì cần làm, cũng như đặt kế hoạch về mọi chuyện đó”, Gagan Tadon.

Với sự trợ giúp của tổ chức Hiến Tặng Cuộc Sống tại Queensland, ông Tandor và bạn hữu thiết lập một quầy hàng vào ngày đầu tiên của lễ hội và phản ứng diễn ra hết sức phấn khởi.

Với các bích chương, kẹo và các thông tin bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, họ ký tên để tham gia việc hiến tặng tạng phủ được 250 người, chỉ trong 4 tiếng đồng hồ mà thôi.

Việc nầy phá vỡ kỷ lục của tổ chức Hiến Tặng Cuộc Sống, với số đăng ký cao nhất khi họ ghi tên tại chỗ.

Và trong 4 ngày lễ hội, con số đã gia tăng gần 800 chữ ký.

“Đó là một thông điệp lớn lao và mọi người, đặc biệt từ cộng đồng người Sikh, do họ luôn luôn nghĩ đến việc giúp đỡ những người khác. Họ đến với số đông để ghi tên và chúng tôi nghĩ đó là một thành công vượt bậc”, Gagan Tadon.

Một người bạn là Manpreet Munjal cho biết, nhờ có thể nói thông thạo tiếng mẹ đẻ, thực sự việc nầy đã giúp đỡ rất nhiều cho tiến trình ghi tên.

“Một số người mới từ Ấn độ đến, nên tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ hai, vì vậy họ không nói được tiếng Anh nhiều, thế nhưng họ cho biết ‘Ồ vâng, chúng tôi đã nghĩ đến điều đó từ lâu, thế nhưng chẳng biết làm sao để thực hiện’.

"Vì vậy đây là nơi quí vị có thể làm được bây giờ và họ rất vui lòng để làm chuyện đó”, Manpreet Munjal.

Cứ 3 người Úc thì có 1 người ghi tên làm người hiến tặng tạng phủ, bất chấp sự kiện là đa số gần 70 phần trăm đều tin rằng, việc đăng ký là chuyện quan trọng.

Bà Lucinda Barry, thuộc cơ quan Hiến Tặng Tạng Phủ Úc châu nói rằng, việc khuyến khích mọi người thuộc mọi nguồn gốc ghi tên hiến tặng tạng phủ là điều quan trọng, vì người hiến tặng càng khác biệt bao nhiêu, thì cơ hội giải phẫu ghép cơ phận cho mọi người, càng lớn bấy nhiêu.

“Vì vậy những gì chúng ta cần, là mọi người dân Úc nên nghĩ đến việc trở thành một người hiến tặng tạng phủ".

"Quan trọng hơn, một số các kết quả tốt nhất mà chúng ta có được, lại phù hợp với cùng nguồn gốc sắc tộc, khi họ là người hiến tặng cũng như là người nhận được cơ phận”, Lucinda Barry.

Thế nhưng bà Barry cho biết một số rào cản về văn hóa, hay nhận thức sai lầm, thường ngăn cản mọi người đến ký tên vào.

Việc nầy bao gồm các vấn đề về thông tin, những lo sợ về phong tục mai táng, hoặc thiếu hiểu biết về việc việc hiến tặng tạng phủ sẽ hoạt động ra sao, cùng với các điều cấm kỵ trong văn hóa, như tránh thảo luận về cái chết chẳng hạn.

“Một số cộng đồng có những trở ngại ngôn ngữ, khi bàn đến chuyện chết chóc và dĩ nhiên chuyện hiến tặng tạng phủ là thực sự quan trọng, mà quí vị cần có cuộc đàm thoại trước khi quí vị ở trong hoàn cảnh đó".

"Cũng như có người có thể không thực sự hiểu biết, nếu tôn giáo của họ ủng hộ cho việc hiến tặng tạng phủ".

"Những gì tôi có thể báo cho các cộng đồng biết rằng, mọi tôn giáo lớn tại Úc đều ủng hộ việc hiến tặng tạng phủ”, Lucinda Barry.
"Chúng ta đến từ những nơi nào khác, thế nhưng nay cùng sống trong một quốc gia, nên chúng ta tìm cách đoàn kết cùng nhau trong một cộng đồng rộng lớn hơn”, Manpreet Munjal.
Trong khi chiến dịch dự trù là sự kiện diễn ra một lần rồi thôi, trong thời gian diễn ra lễ hội, những nhà hiến tặng mới vẫn còn ghi tên, tại đền thờ vào mỗi cuối tuần.

Ông Munjal nói rằng, nhờ việc đối mặt nhau, cùng thông tin bằng tiếng mẹ đẻ về việc giải thích hiến tặng tạng phủ là gì, cũng như việc nầy hoạt động ra sao, có nghĩa là họ đều muốn biết để tham gia.

“Có nhiều điều cấm kỵ về chuyện nầy hay thiếu sót trong giáo dục, mà chúng ta có thể nói là thiếu thông tin về chuyện đó".

"Như tôi đã nói, đúng là có nhiều người không muốn bàn về cái chết".

"Thế nhưng khi chúng tôi nói chuyện hay đến gần những người nầy, chúng tôi giải thích cho họ việc nầy thực sự có ý nghĩ gì".

"Vì vậy bất cứ chuyện gì xảy ra, thì sẽ diễn ra sau cuộc sống kết thúc, rồi họ nói rằng ‘Ồ vậy là được’, đó là một ý tưởng tốt và họ vui lòng ký tên vào danh sách hiến tặng”, Manpreet Munjal.

Một trong những người vui vẻ ký tên vào là Veerpal Kaur, mới vừa ghi tên tại đền thờ.

“Tôi nghĩ đó là một ý tưởng rất hay vì nó sẽ cứu được mạng một số người, đó là lý do vì sao tôi quyết tâm ký vào để hiến tặng tạng phủ”, Veerpal Kaur.

Một người khác cũng mới đăng ký là Amandeep Singh nói rằng, hiến tặng tạng phủ phù hợp với triết lý của đạo Sikh, đó là chia sẻ và hiến tặng.

“Tôi nghĩ trong cộng đồng của tôi, quí vị không cần phải khuyến khích họ, vì họ đều có các nguyên tắc căn bản".

"Điều duy nhất quí vị phải làm là nói với họ là, ‘Xin vui lòng làm chuyện đó’”, Amandeep Singh.

Ông Munjaj cho biết, nay họ nghĩ đến việc làm thế nào để biến cho chiến dịch nầy phát triển trên toàn quốc.

“Chúng tôi hiện cố gắng vận động thêm nhiều người, chứ không chỉ là ở Brisbane, Sydney hay Melbourne, nơi chúng tôi có các cộng đồng đông đảo ở đó".

"Vì vậy họ cũng nên bắt đầu cuộc vận động tương tự , không chỉ cho cộng đồng chúng tôi, mà là cộng đồng nói chung mà chúng ta đang sống".

"Chúng ta đến từ những nơi nào khác, thế nhưng nay cùng sống trong một quốc gia, nên chúng ta tìm cách đoàn kết cùng nhau trong một cộng đồng rộng lớn hơn”, Manpreet Munjal.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share