Nếu nhận được quà tặng cho sự sống, cô bé sẽ hiến tặng quả tim cho một trẻ em cần đến

The Kapoors family

The Kapoors family Source: SBS

Bé Alisha Kapoor cần được thay hai lá phổi mới, thế nhưng do tính chất phức tạp của cuộc giải phẫu nên cô bé cũng cần một quả tim mới nữa.


Thế nhưng khi hoàn tất cuộc giải phẫu, cô bé 4 tuổi có thể tặng lại quả tim dư thừa cho một em bé khác đang cần một quả tim để được sống còn.

Bé gái Alisha Kapoor được nối với một máy thở và được chăm sóc 24 giờ mỗi ngày, tại bệnh viện Nhi Đồng Hoàng gia Westmead ở Sydney trong suốt 4 năm, khi cô bé nay gần được 5 tuổi.

Cha của cô bé là ông Raj Kapoor nói rằng, bệnh viện nay trở thành ngôi nhà thứ hai của gia đình ông.

“Tôi nghĩ mình có hai ngôi nhà, một ở đây là một ở kia và đây là ngôi nhà thứ hai của tôi. Vợ tôi ở đây hầu như một năm rưỡi hay hơn nữa tại bệnh viện, 24 giờ mỗi ngày".

"Thế nhưng khi những đứa trẻ khác bắt đầu bị bệnh rồi vợ tôi cũng bị bệnh nữa, vì vậy chúng tôi quyết định lúc đến lúc không, thế nhưng chúng tôi vẫn đến đây mỗi ngày”, Raj Kapoor.

Alisha bị một loại bệnh, mà phổi của cháu không thể hít vào được.

Bác sĩ của cháu là ông Chetan Pandit, giải thích về chứng bệnh nầy.

“Alisha bị một chứng rối loại rất hiếm về phổi, đó là một chứng di truyền gọi là Suractant thiếu chất đạm C".

"Hai lá phổi cũng bị ảnh hưởng, được gọi là surfactant và khiến cho lá phổi lúc nào cũng ở trạng thái đầy hơi".

"Trong trường hợp của cô bé nầy, không có đủ chất đạm C do lá phổi của cô bé thực sự bị xẹp như một quả bóng".

"Đó là lý do vì sao bé luôn được máy thở trợ giúp, bởi vì bé cần được sự hỗ trợ của máy thở”, Chetan Pandi.

Tình trạng nầy thật hiếm hoi, với mức độ chưa đến 10 trẻ em bị chứng bệnh tương tự tại Úc.

Alisha cần được giải phẩu thay phổi, thế nhưng do cháu quá nhỏ nên để an toàn hơn, cháu cũng được giải phẩu thay tim cùng lúc, bác sĩ Pandit giải thích.

“Về mặt kỹ thuật, thật khó khăn cho các bác sĩ giải phẫu tách rời trái tim khỏi hai lá phổi, đó là trường hợp của cô bé khi phổi và tim dính liền nhau".

"Do đó về mặt kỹ thuật, tốt hơn cuộc giải phẫu sẽ tách ra nguyên khối, hơn là tách rời hai lá phổi ra”, Chetan Pandi.

Trong khi Alisha là bệnh nhân trẻ tuổi nhất được giải phẫu tại Úc, thì quả tim của cháu thực sự vẫn còn tốt.

Điều đó có nghĩa là khi cô bé nhận được quả tim và hai lá phổi mới, thì Alisha có thể tặng lại quả tim cuả cô và cứu mạng được cho một đứa trẻ khác.
“Chúng tôi sẽ về nhà và con gái tôi trở lại cuộc sống thường nhật, đi học cùng với chị em gái và chơi đùa với bạn bè. Cháu ước mơ có ngay đi viếng London để thấy chiếc cầu London Bridge, có thể tôi sẽ dẫn cháu đi một ngày nào đó”, Raj Kapoor.
Người cha của cô nói rằng, đây là một câu chuyện mà mọi người nên nói đến.

“Chúng tôi cảm thấy thật tốt đẹp, khi có người cứu mạng con tôi và cháu sẽ cứu được một số người khác".

"Mọi người nên là một người hiến tặng vì đó là một món quà quí báu nhất của cuộc sống, có thể một số người có thể cứu được mạng sống của một số người khác".

"Thật khó để quyết định xem khi một người nhập viện lại trở thành một người hiến tặng".

"Tôi nghĩ mọi người nên nói trước, khi một điều gì xảy đến cho tôi hay bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Điều tốt đẹp là suy nghĩ trước, về việc có thể giúp đỡ một người nào khác”, Raj Kapoor.

Vào năm 2016, có hơn 1700 sinh mạng đã được cứu, do 503 người hiến tặng qua đời cùng gia đình của họ, cùng với 267 người hiến tặng vẫn còn sống.

Giám đốc Hiệp hội Cấy Ghép Cơ Phận tại Úc, ông Chris Thomas cho rằng việc hiến tặng cơ phận là để lại một di sản.

“Mọi chuyện tùy thuộc vào sự độ lượng và hào hiệp của người dân Úc để quyết định khi họ còn sống, là họ muốn để lại một cơ phận cho một số người nào có cơ hội được sống và rồi gia đình họ xác nhận quyết định đó”.

Được biết Alisha đã ở trên danh sách chờ đợi, gần 12 tháng qua.

Gia đình cô không biết khi nào cô được gọi đến để giải phẫu, thế nhưng khi một khi chuyện nầy xảy ra, cô bé phải đáp máy bay đến Melbourne để được giải phẫu.

Gia đình cũng phải chuyển đến đó trong thời gian ít nhất là 4 tháng, khi Alisha bắt đầu hồi phục.

Đây sẽ là bước đầu tiên, để giúp cho Alisha để cô bé xuất viện và trở về nhà, để cô bé có thể bắt đầu ước mơ cuả mình trở thành sự thực.

“Chúng tôi sẽ về nhà và con gái tôi trở lại cuộc sống thường nhật, đi học cùng với chị em gái và chơi đùa với bạn bè. Cháu ước mơ có ngay đi viếng London để thấy chiếc cầu London Bridge, có thể tôi sẽ dẫn cháu đi một ngày nào đó”, Raj Kapoor.

Còn một con đường dài trước mặt cho Alisha và gia đình cuả cô và họ chưa thấy được hồi kết cuộc.

Thế nhưng gia đình Kapoors đã chuẩn bị hành trang và sẵn sàng lên đường, một khi có lời gọi cho cuộc giải phẫu làm thay đổi cả một mạng sống.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share