Chỉ trong vòng vài phút, bất cứ ai cũng có thể đăng ký để trở thành người hiến tặng để giúp đỡ cho 1400 người trên danh sách chờ đợi để được ghép cơ phận nào đó.
Cô Jessica Southers 26 tuổi, chẳng những là người ghi tên hiến tặng cơ phận, mà cô còn là người nhận để được ghép cơ phận nữa.
Cô nầy hiện bị một chứng bệnh về mắt đang tiến triển có tên là Keratoconus, trong đó giác mạc hình tròn bình thường và bắt đầu phình ra thành hình dạng giống hình nón.
Hình dạng hình nón này làm chệch hướng ánh sáng, khi ánh sáng đi vào mắt trên đường tới võng mạc nhạy cảm với ánh sáng, gây ra tầm nhìn bị bóp méo.
Vào lúc 19 tuổi, cô đã được giải phẫu ghép giác mạc và cô còn nhớ rõ ràng giây phút thị lực của cô được phục hồi, khi thấy được ánh sáng.
“Quả thật điên dại và không tưởng tượng nỗi, quí vị xem các băng video về các trẻ em nghe chuyện giải phẫu nầy lần đầu tiên và đó là sự thực".
"Chẳng có gì khác biệt và hết sức phấn khởi đến mức khiến bạn không thở nỗi, bởi vì tôi chẳng nhận ra những gì tôi không thể thấy được trước đây”, Jessica Southers.
Cô có một thông điệp gởi đến gia đình người đã hiến tặng giác mạc cho cô, mà lý lịch của họ cô không hề biết được, do các chi tiết đó luôn luôn được giữ kín.
“Tôi đã bắt đầu yêu lại cuộc sống của mình, tôi cảm thấy mạnh mẽ và kiểm soát số phận của mình là nhờ bạn, nhờ lòng hào hiệp đã thay đổi cuộc đời tôi”.
Trong khi đó, bé Chloe mới 2 tuổi rưỡi là một cô bé hết sức linh hoạt và vui nhộn, thế nhưng cô bé vần được ghép gan khi mới được 5 tuần tuổi.
May mắn cô bé không phải chờ đợi quá lâu.
Mẹ cô bé là bà Valencia Tandiyono giải thích.
“Bảy ngày có lẽ là thật ngắn, thế nhưng lại là 7 ngày dài nhất trong cả cuộc đời tôi".
"Chỉ là chờ đợi một cú điện thoại, rồi hy vọng, lại chờ đợi rồi lại hy vọng”, Valencia Tandiyono.
“Có khoảng phân nửa cái chết của người Úc xảy ra bên ngoài bệnh viện và những trường hợp tử vong khác xảy ra trong bệnh viện, có thể xảy ra trong các ban trong bệnh viện, trong đó người bệnh không phải nhờ đến các dụng cụ trợ sinh, vì vậy cơ phận có thể bị hủy họai trước khi người đó cuối cùng chết hẳn”, Rohit D'Costa.
Bà Valencia nhớ lại chính xác giây phút có cuộc điện thoại gọi đến
“Người cố vấn điện thoại đến và người y tá gọi cho chồng tôi, những lời nói tôi chẳng nghe rõ, tôi nghĩ họ đã tìm ra một lá gan cho Chloe”.
Để trở thành một người hiến tặng cơ phận đã qua đời, người đó phải từ giả cõi đời trong bệnh viện, thế nhưng ngay cả trong trường hợp đó, chỉ có 2 đến 3 phần trăm là cơ phận của họ hiến tặng, có thể xử dụng được,
Nhiều người có thể hiến tặng mắt và các mô, và họ có thể hiến tặng sau khi chết 24 tiếng đồng hồ, không cần biết người hiến tặng chết như thế nào.
Bác sĩ Rohit D’Costa thuộc bệnh viện Hoàng gia Melbourne cho biết, ngay cả các cơ phận của người chết trong bệnh viện, có thể không thích hợp để được đem cấy ghép.
“Có khoảng phân nửa cái chết của người Úc xảy ra bên ngoài bệnh viện và những trường hợp tử vong khác xảy ra trong bệnh viện, có thể xảy ra trong các ban trong bệnh viện, trong đó người bệnh không phải nhờ đến các dụng cụ trợ sinh, vì vậy cơ phận có thể bị hủy họai trước khi người đó cuối cùng chết hẳn”, Rohit D'Costa.
Được biết Tuần lễ Hiến tặng có tên là DonateLife Week năm 2019, bắt đầu từ chủ nhật 28 tháng 7 cho đến chủ nhật 4 tháng 8.
Tổ chức Hiến tặng Cơ Phận và các Mô chủ xướng tuần lễ nầy và đây là một phần then chốt trong chương trình cải tổ toàn quốc của chính phủ Úc, để gia tăng việc hiến tặng cơ phận và các kết quả việc cấy ghép.
Trong một cuộc khảo sát mới đây, có 88 phần trăm những người tham dự từ 18 đến 25 tuổi đều hiểu biết rằng họ có thể đăng ký để trở thành người hiến tặng, thế nhưng chỉ có 14 phần trăm là thực sự ghi tên mà thôi.
Mọi người có thể ghi tên hiến tặng từ 16 tuổi, thế nhưng Cơ quan Đăng Ký Hiến tặng Cơ Phận Úc châu cho biết, chỉ có khoảng 8 phần trăm những người tuổi từ 16 đến 25 là có đăng ký để trở thành người hiến tặng.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại