"Tôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực một và hai khi còn rất trẻ, khoảng 18 tuổi, và tôi nghĩ có lẽ sáu tháng sau tôi được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt. Khoảng 12 tháng sau đó, tôi được chẩn đoán mắc chứng loạn thần, tôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới khi 14 tuổi."
Việc được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có thể khiến một số người cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng một số khác lại có cảm xúc lẫn lộn.
Bà Cassandra Kinchela đại diện cho những người tiêu dùng gốc Thổ dân thuộc Khu y tế địa phương Nepean Blue Mountains và là thành viên của nhóm vận động BEING – Người tiêu dùng về sức khỏe tâm thần.
Người phụ nữ Wiradjuri cũng đang trong quá trình thành lập tổ chức riêng của mình mang tên EKU - Education, Knowledge, Understanding (Giáo dục, Kiến thức, Hiểu biết).
Mục đích của tổ chức là dạy những người đã trải qua chấn thương cách chăm sóc và yêu thương bản thân mình.
Bà ấy đã có kinh nghiệm cá nhân về hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần và có tiền sử nghiện ngập từ khi còn nhỏ, nhưng bà nói rằng chỉ gần đây những trải nghiệm thời thơ ấu của bà mới được các dịch vụ điều trị xem xét sâu sắc.
"Không có lịch sử thời thơ ấu nào của tôi có mối tương quan khi tôi được chẩn đoán, vì vậy tôi đã bị chẩn đoán sai rất nhiều về bệnh tâm thần. Không có kinh nghiệm nào của Thế hệ bị đánh cắp được tính đến. Vì vậy, phải đến gần 5 năm trước, tôi mới thực sự được chẩn đoán chính xác mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương phức tạp.”
Có hai hệ thống để tìm hiểu và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần ở Úc.
Hệ thống được sử dụng nhiều nhất là Sổ tay chẩn đoán và thống kê - được gọi là DSM - hiện đã có phiên bản thứ năm (DSM-5-TR).
Hệ thống thứ hai, không được sử dụng nhiều ở Úc nhưng có thể tham khảo, là Phân loại bệnh tật quốc tế, được gọi là ICD, do Tổ chức Y tế Thế giới phát triển vào thập niên 1960.
Như tiền sử bệnh của bà Kinchela cho thấy, chẩn đoán có thể thay đổi trong suốt cuộc đời.
Chẩn đoán của bà về Rối loạn căng thẳng sau chấn thương phức tạp [CPTSD] không được chính thức công nhận trong phiên bản hiện tại của DSM là một chứng rối loạn riêng biệt - nó chỉ được công nhận là một dạng phụ của PTSD.
CPTSD được cho là phổ biến hơn sau các sự kiện đau thương kéo dài hoặc tái diễn, như lạm dụng hoặc bỏ bê thời thơ ấu, lạm dụng tình dục hoặc bạo hành gia đình.
Bà tin rằng loại chấn thương này cần được hiểu rõ hơn khi mọi người đến gặp các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Đó là một cuộc trò chuyện rất khép kín. Ví dụ, tôi đề cập đến những điều như việc này xảy ra khi tôi còn nhỏ và phần lớn thời thơ ấu của tôi là những kinh nghiệm đau thương khác nhau. Không có một hình thức lạm dụng nào mà khi tôi còn nhỏ tôi không chịu đựng. Và cha ruột của tôi là một phần của thế hệ bị đánh cắp. Ông lớn lên trong một tu viện. Vì vậy, ông bị ảnh hưởng bởi những thứ đó và ông tiếp tục chu kỳ đó.Cassandra Kinchela
Việc chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán nhiều bệnh phổ biến đến mức nào?
Trong trường hợp của bà Kinchela, lịch sử gia đình bà là một phần của Thế hệ bị đánh cắp đã để lại di sản chấn thương liên thế hệ và bà đã phải trải qua một hành trình dài để kết nối lại với di sản Thổ dân của mình.
Từ năm 1910 đến thập niên 1970, người ta ước tính rằng cứ 3 trẻ em bản địa thì có 1 em bị tách khỏi cha mẹ theo các chính sách trước đây của Chính phủ Úc - thường chỉ vì các em là người bản địa.
Các chính phủ gần đây đã thừa nhận thiệt hại do những chính sách như vậy gây ra và bà nói rằng không thể bỏ qua di sản về mặt cảm xúc, tâm hồn và tinh thần của những trải nghiệm như vậy
“Tôi tin rằng yếu tố khiến hệ thống khó lắng nghe là vì cuộc trò chuyện không thoải mái. Tuy nhiên, cách duy nhất để hiểu và hiểu về tổn thương giữa các thế hệ cũng như những tác động mà nó mang lại trong cuộc sống hàng ngày là thực sự có những cuộc trò chuyện ngấm ngầm về nó một cách ngoại giao và cởi mở. Nhiều người đã trải qua nó.”
Trong thông cáo của mình, Trường Cao đẳng Tâm thần Hoàng gia Úc và New Zealand tuyên bố rằng mặc dù sổ tay chẩn đoán giúp đảm bảo tính nhất quán trong chẩn đoán và ghi dữ liệu nhưng vẫn có những hạn chế.
Trường cho biết phạm vi biểu hiện của bệnh nhân và biểu hiện của bệnh thường không phù hợp với các phân loại chẩn đoán.
Tiến sĩ Astha Tomar là bác sĩ tâm thần đang hành nghề và là chủ tịch đắc cử của trường.
Bà cho biết việc chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân là một việc phức tạp.
“Chúng ta cũng phải nhớ DSM và ICD, chúng là một phần của nhiều công cụ đánh giá mà một bác sĩ tâm thần sẽ sử dụng để giúp một người hiểu hoặc cho bác sĩ hiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần của người khác. Và tôi nghĩ có lẽ chúng ta có thể nghĩ ra một ví dụ về ngay cả với một bác sĩ gia đình. Giả sử bạn đến gặp bác sĩ gia đình hoặc khoa cấp cứu vì đau ngực hoặc khó thở, không bao giờ có một xét nghiệm nào có thể đưa ra toàn bộ chẩn đoán. Bác sĩ sẽ ngồi cùng bạn, sẽ xem xét toàn bộ danh sách kiểm tra triệu chứng."
Tiến sĩ Tomar cho biết mục đích của việc chẩn đoán là để lập kế hoạch điều trị.
“Do đó, chẩn đoán là cần thiết để cung cấp thông tin tập trung vào người đó. Đôi khi khó lập kế hoạch nếu bạn không biết chẩn đoán là gì. Nhưng chẩn đoán chỉ là một phần của dịch vụ chăm sóc mà bạn nên hoặc phải nhận được từ bác sĩ tâm thần, bác sĩ đã khoa hoặc bất kỳ bác sĩ lâm sàng nào liên quan đến vấn đề đó."
Nguồn gốc của DSM
Phương pháp này ban đầu được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ phát triển vào giữa thế kỷ 20 và đã trải qua nhiều bước cải tiến kể từ khi thành lập.
Mỗi rối loạn có trong DSM đều có một bộ tiêu chuẩn chẩn đoán, chỉ ra những triệu chứng nào cần phải xuất hiện và trong bao lâu để đưa ra chẩn đoán cụ thể.
Một nhóm làm việc gồm hơn 160 chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần, những người đứng đầu trong lĩnh vực của họ, đã đóng góp vào cuốn sổ tay này.
Cuối cùng, một Ủy ban Đánh giá Khoa học gồm các chuyên gia sẽ giám sát mọi thay đổi do nhóm làm việc đề xuất, đồng thời xem xét phản hồi của công chúng.
Được dịch sang nhiều ngôn ngữ, tài liệu này chủ yếu được sử dụng ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc và Châu Á.
Sổ tay này nhóm các loại chẩn đoán tương tự lại với nhau nhưng ý kiến khác nhau về việc nên nhóm các rối loạn cụ thể nào lại với nhau hoặc thậm chí là bao gồm những rối loạn nào.
Miri Forbes là Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Tâm lý tại Đại học Macquarie.
Bà giải thích cách DSM hoạt động trong thực tế.
Ví dụ, để chẩn đoán rối loạn trầm cảm nặng, mà chúng ta thường gọi là trầm cảm lâm sàng, có một danh sách chín tiêu chí dựa trên triệu chứng. Vì vậy, những thứ như tâm trạng chán nản, như mất hứng thú với các hoạt động thường ngày của bạn, thay đổi giấc ngủ hoặc khẩu vị, những thứ tương tự. Và nếu bạn có năm triệu chứng trở lên trong cùng hai tuần và nếu chúng khiến bạn đau khổ đáng kể hoặc khiến bạn khó sinh hoạt, thì bạn có thể đáp ứng các tiêu chí cho chẩn đoán trầm cảm này. Vì vậy, DSM là một cuốn sách đưa ra các tiêu chí dựa trên triệu chứng này và các quy tắc được tổng hợp lại thành khoảng 200 chẩn đoán khác nhau về rối loạn tâm thần.Miri Forbes
Tiến sĩ Tomar cho biết các bác sĩ cũng phải chuẩn bị để xem xét các lý do khác khiến một người nào đó có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần - bao gồm cả nguyên nhân sinh học.
Bà khuyến nghị những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là khi không có tác nhân gây căng thẳng từ môi trường, cũng nên đi khám tổng quát để loại trừ bất kỳ vấn đề thể chất tiềm ẩn nào.
"Đôi khi chúng ta phải xem liệu nó có liên quan đến tình trạng sức khỏe thể chất hay không. Và rất nhiều khi các triệu chứng về sức khỏe tâm thần hoặc bệnh tâm thần có thể liên quan đến tình trạng sinh học. Giả sử bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường hoặc tuyến giáp. Vì vậy, rất nhiều khó khăn về nội tiết và thần kinh có thể được biểu hiện dưới dạng tình trạng tâm thần. Bây giờ trong điều kiện tâm thần học, giả sử trầm cảm, trầm cảm có nguyên nhân sinh học dẫn đến các triệu chứng, biểu hiện của căn bệnh đó. Nhưng nhiều khi nó cũng liên quan đến những căng thẳng về môi trường.”
Richard Hendrie là một nhân viên xã hội và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Người tiêu dùng, Người chăm sóc và Cộng đồng tại New South Wales Health.
Ông đã có kinh nghiệm sống với Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD), Rối loạn nhân cách phân ly (DID) và trầm cảm trong hơn 20 năm, với nhiều lần nhập viện - một số trường hợp kéo dài tới tám tháng, và đã trực tiếp trải qua tình trạng chẩn đoán sai.
Ông cho biết chỉ khi ông cảm thấy thoải mái khi tiết lộ quá trình bị lạm dụng của mình thì mọi thứ mới bắt đầu trở nên tốt hơn và chẩn đoán chính xác hơn.
“Tôi đã ra vào bệnh viện trong 10 năm trước khi tôi cảm thấy thoải mái để kể câu chuyện và kể lại lịch sử bị lạm dụng của mình. Và điều cơ bản đã xảy ra là khi tôi tìm thấy một bác sĩ tâm thần và nhân viên xã hội về sức khỏe tâm thần thực sự mà tôi cảm thấy mình thoải mái và đã ở bên cạnh trong một thời gian dài, cuối cùng tôi đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Vì vậy, tôi có thể kể câu chuyện của mình trong một môi trường thoải mái thay vì chỉ là một loại điều trị và chẩn đoán phản ứng, như trước đây."
Ông cho biết đội ngũ nhân viên y tế, đặc biệt là trong hệ thống công, đang chịu rất nhiều áp lực.
Ông Hendrie cho biết chẩn đoán nhanh có thể cần thiết trong trường hợp khẩn cấp - đặc biệt là nếu ai đó cần phải nhập viện.
"Trong những môi trường mà bạn làm việc với những người có vấn đề về sức khỏe, tôi là một trong số người đó, về cơ bản bạn chỉ muốn làm bất cứ điều gì có thể để họ được nhập viện, cho họ điều trị và được cách ly. Vì vậy, một số chẩn đoán sai, có thể thấy trong hồ sơ bệnh án của tôi trước đây bao gồm bệnh tâm thần phân liệt, và tôi nghĩ rằng điều đó thực sự là một chẩn đoán thuận tiện trong khoa phân loại vì điều đó có nghĩa là họ có thể đưa tôi vào Đạo luật Sức khỏe Tâm thần nhanh hơn nhiều."
Ông Hendrie cho biết mặc dù chẩn đoán ban đầu không hoàn hảo nhưng nó có thể là một bước tiến cho những người cần tiếp cận Trợ cấp Hỗ trợ Người khuyết tật, hay NDIS.
Nhưng ông nói rằng các bác sĩ lâm sàng cần phải có trách nhiệm hơn khi đưa ra chẩn đoán, có tính đến các quan điểm về sức khỏe liên quan, bạn bè và gia đình cũng như những tác động lâu dài của việc chẩn đoán.
Ông cũng muốn thấy những giải pháp thay thế cho sự thống trị của DSM và ICD trong thực hành lâm sàng.
Phó giáo sư Forbes đang thực hiện một dự án nghiên cứu tìm kiếm giải pháp thay thế, mặc dù bà đồng ý rằng chẩn đoán ban đầu có thể là bước quan trọng đối với những người cần sự giúp đỡ.
“Tôi nghĩ rằng có lẽ trải nghiệm của mọi người khi nhận được chẩn đoán sẽ rất khác nhau, phải không? Có thể coi đó là sự kỳ thị hoặc bệnh lý khi nói rằng đây là một chứng rối loạn mà bạn mắc phải, chứ không phải những gì bạn đang trải qua là một phản ứng bình thường, có thể nói, là một phản ứng lành mạnh đối với môi trường mà bạn đang ở nếu bạn đang trải qua, mức độ căng thẳng hoặc chấn thương cao, những kiểu ý tưởng đó. Nhưng tôi nghĩ rằng việc chẩn đoán cũng có thể là một điều thực sự hữu ích cho mọi người vì nó có thể đặt tên cho những gì họ đang trải qua và họ có thể biết rằng đây là trải nghiệm được chia sẻ. Tôi nghĩ, nó có thể là một nguồn xác nhận và hỗ trợ."
Nếu câu chuyện này gây lo ngại cho bạn hoặc ai đó bạn biết, bạn có thể gọi Lifeline 13 11 14
Và trong phần hai của hai phần đặc biệt này, chúng ta khám phá Phân loại thứ bậc của bệnh tâm lý học, có gội là HiTOP, một giải pháp thay thế cho DSM, và chúng ta sẽ nghe nhiều hơn từ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chẩn đoán sai.