Trong suốt 2 tuần qua, các đại diện của gần 200 quốc gia đã thương thảo về cách thức tốt nhất, để đương đầu với hiện tượng thay đổi khí hậu.
Thế nhưng vào giờ chót, các phái đoàn tại cuộc họp thượng đỉnh về Khí Hậu của Liên hiệp quốc có tên là COP25, dường như không thể đạt đến một thỏa thuận về việc, làm thế nào để có được một hành động phối hợp tốt nhất.
Chủ tịch của cuộc họp thượng đỉnh, bà Carlina Schmidt của Chí Lợi cho biết, chẳng có chuyện thoái thác nào trong đại hội cả.
“Sự thành công của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu là tùy thuộc vào tất cả quí vị, chúng ta cần có câu trả lời, một kết quả cụ thể và nhiều tham vọng từ hội nghị nầy. Không thể có bất cứ việc né tránh nào, khi không đạt được các thỏa thuận cả".
"Tôi kêu gọi mọi người hãy cùng nhau cộng tác chặt chẽ, để đưa ra một giải đáp tích cực vào ngày mai”, Carlina Schmidt.
Được biết các phái đoàn bị kẹt trong các cuộc thảo luận về việc hình thành một thị trường carbon toàn cầu, theo đó sẽ cho phép các quốc gia tạo nên các điểm, từ những kế hoạch giảm bớt khí thải của mình và giúp tài trợ cho các nước dễ gặp nguy hiểm hơn, đối với sự thay đổi khí hậu.
Người ta được biết, nhiều quốc gia nổi tiếng thải khí nhiều nhất, bao gồm Brazil, Á rập Saudi, Ấn độ và Trung quốc đã ngăn chận tiến trình, do họ lo sợ về việc mở ra cánh cửc cho các vụ bồì thường.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antonio Guterres nói rằng các quốc gia giàu có hơn, cần đạt đến các thỏa thuận.
“Chúng ta cần phải sáng tạo, cần quyết tâm và cần gắn kết với viễn tượng là sự chuyển đổi nầy cần phải thực hiện, để làm lợi cho mọi người và việc không thực hiện sự chuyển đổi nầy, sẽ chỉ cho phép sự tồn tại của giới giàu có mà thôi”.
Một số nước hy vọng một thỏa thuận sẽ đạt được vào cuối cuộc họp thượng đỉnh.
Bộ trưởng Môi trường Canada là ông Janathon Wilkinson cho biết, các thỏa hiệp quốc tế thường chỉ đạt được vào giờ phút cuối.
“Các thương thuyết luôn luôn rất khó khăn để tiên đoán, do sự thương thuyết luôn chuyển đổi".
"Mặc dù tôi muốn nói rằng, có lẽ mức độ tiến triển chậm chạp hơn một số người mong muốn, thế nhưng đó là trường hợp của cuộc thương thuyết đa diện, mà quí vị thường phải tận lực thực hiện và cũng do một sự thúc hối lớn lao".
"Quí vị có nhiều việc được thực hiện trong một thời gian rất ngắn ngủi”, Jonathon Wilkinson.
Thế nhưng Bộ trưởng Môi trường Tây ban Nha là bà Teresa Ribera cáo buộc, các nước thải khí nhiều nhất trên thế giới, cho thấy họ chẳng quan tâm đến vấn đề.
“Các nền kinh tế lớn không cho thấy có nhiều năng lực, mà lẽ ra họ phải có để cho thấy và tôi nghĩ vấn đề có thể sẽ rất khó khăn”, Teresa Ribera.
“Như quí vị tại đây sẽ hiểu, tôi không có quyền nói thay cho chính phủ nước tôi, thế nhưng tôi muốn tiên đoán là có quyền nói cho đa số người dân Mỹ, khi họ bày tỏ ý kiến hết sức mạnh mẽ về cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn hoàn toàn khác biệt từ những quan điểm của một số chính sách của chính phủ hiện nay”, Al Gore.
Còn ông Marc Lutes, một phân tích gia thuộc Quỹ Bảo vệ Cuộc Sống Thiên Nhiên cũng đồng ý.
“Các quốc gia lớn nhất như các nước trong nhóm G20, chúng ta không nghe thấy được bất cứ kế hoạch nào của họ để sửa đổi về National Determined Contributions hay NDC, tức ‘Đóng góp xác định quốc gia’ và một số trong số họ nói rằng, họ sẽ không làm điều đó. Vì vậy, hãy nói về tham vọng ở đây ngày càng gia tăng, trong việc chống lại về bức tường thiếu tham vọng trên thế giới”, Marc Lutes.
Thế nhưng phái đoàn thuộc quốc gia thải khí nhiều nhất trên thế giới là Trung quốc nói rằng, chính phủ của họ đã thiết lập các mục tiêu nghiêm chỉnh về việc thải khí và sẽ tôn trọng các cam kết chống lại sự thay đổi khí hậu.
Trong lúc Trung quốc chiếm khoảng 30 phần trăm lượng tiêu thụ than đá, họ cũng có một thị trường lớn nhất về năng lượng sạch trên thế giới.
Ông Lý Cao thuộc Bộ Thay đổi Khí hậu và Bộ Môi trường và Địa Chất Trung quốc nói rằng, quốc gia nầy có một kế hoạch rõ ràng đang thực hiện.
“Trong thời gian 5 năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu đầy tham vọng về việc giảm bớt lượng thải khí”.
Trong khi đó, cựu phó Tổng thống Hoa kỳ là ông Al Gore cũng tham dự hội nghị.
Ông trấn an các phái đoàn rằng, bất chấp sự kiện là Tổng thống Donald Trump đã rút lui khỏi hiệp ước khí hậu Paris, một hành động gây nhiều tranh luận trong dân chúng Mỹ, thì nước Mỹ vẫn đầu tư vào việc chiến đấu chống lại hiện tượng thay đổi khí hậu.
“Như quí vị tại đây sẽ hiểu, tôi không có quyền nói thay cho chính phủ nước tôi, thế nhưng tôi muốn tiên đoán là có quyền nói cho đa số người dân Mỹ, khi họ bày tỏ ý kiến hết sức mạnh mẽ về cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn hoàn toàn khác biệt từ những quan điểm của một số chính sách của chính phủ hiện nay”, Al Gore.
Các phái đoàn còn có đến cuối ngày thứ sáu tức thứ bảy giờ Úc châu, để đạt đến một thỏa thuận.
Cuộc họp thượng đỉnh về khí hậu của Liên hiệp quốc kỳ tới, sẽ tổ chức tại Glasgow thuộc Anh quốc vào tháng 11 năm tới, được gọi là COP26.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại