Thảm họa do khí hậu gây ra khiến hàng triệu người không nhà trong thập niên qua

A woman cooks dinner in a makeshift camp in the Morigaon district of Assam, India

A woman cooks dinner in a makeshift camp in the Morigaon district of Assam, India Source: AAP

Một phúc trình mới tìm thấy hiện tượng thay đổi khí hậu là nguyên nhân chính yếu khiến nhiều người mất hết nhà cửa trong thập niên vừa qua. Bản phúc trình do tổ chức nhân đạo Oxfam cho thấy có hơn 20 triệu người trên khắp thế giới trở nên vô gia cư trong thời gian đó. Vào lúc hội nghị thượng đỉnh về Khí Hậu của Liên hiệp quốc diễn ra tại Madrid, Oxfam hiện kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy giảm bớt thải khí và hỗ trợ thêm cho những người mất hết nhà cửa.


Năm 2016, trận bão Winston đã tàn phá hải đảo Fiji.

Được xem là cơn bão cấp 5, lần đầu tiên một cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng, ập vào vùng biển Thái bình Dương.

Ngày nay, quốc gia nầy vẫn đang hồi phục từ những tổn hại về xã hội và kinh tế, khiến 44 người chết và thiệt hại lên đến hơn 2 tỷ rưỡi Úc kim.

Một phúc trình mới thuộc tổ chức nhân đạo Oxfam tìm thấy, các thảm họa do thay đổi khí hậu gây nên là động lực chính yếu, khiến nhiều người mất hết nhà cửa tại các nước, trong thập niên vừa qua.

Bản phúc trình tìm thấy các quốc gia hải đảo nhỏ bé, gồm có Fiji và một số các quốc gia láng giềng của nước Úc, chiếm 7 trong số 10 nước đối diện với nguy cơ lớn nhất, trong việc mất hết nhà cửa do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt gây ra.

Ông Simon Bradshaw là cố vấn về thay đổi khí hậu, của tổ chức Oxfam ở Úc.

“Chúng ta có thể thấy rõ là các thảm kịch về thời tiết khắc nghiệt, dĩ nhiên nhiều chuyện như vậy hiện được đề cập một cách thái quá, do những người chỉ trích về khí hậu".

"Chuyện nầy từ lâu trở thành động lực lớn nhất, về việc nhiều người mất hết nhà cửa tại các quốc gia, trong một thập niên qua".

"Quí vị thực sự chứng kiến mức gia tăng hơn 7 lần của con người chịu cảnh lang thang không nhà, do một thảm kịch thời tiết khắc nghiệt gây ra, trong đó bao gồm các trận bão tố và lụt lội, hơn là những hình thức thảm kịch khác”, Simon Bradshaw.

Oxfam cho biết trong thập niên qua ,người ta chứng kiến các thảm họa do khí hậu gây ra, đã khiến 20 triệu người phải bỏ nhà cửa để đi lánh nạn.

Phúc trình của tổ chức nầy cũng tìm thấy, các nước mà dân chúng có lợi tức thấp như Ấn độ, Nigeria và Bolivia, có nguy cơ bị các thảm họa xảy ra, gấp 4 lần so với những người ở các nước giàu có như Mỹ và Úc.

Ông Bradshaw cho biết, phúc trình soi sáng về hậu quả bất quân bình, trong các cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn cầu.

Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy giảm bớt khí thải và cung cấp thêm hỗ trợ cho các cộng đồng có lợi tức thấp, có thể phục hồi sau các thảm họa về khí hậu.

“Điều đó thật đáng quan ngại bởi vì đàng sau những con số, dĩ nhiên đó là những mạng người và cuộc sống của họ".

"Nếu mọi người luôn mất hết nhà cửa mà họ có thể sống trên mảnh đất của tổ tiên và đó là những gì thật hết sức đau thương cho các cộng đồng và tạo ra những thách thức hết sức lớn lao".

"Vì vậy chuyện đó thực sự thúc đẩy mọi người nghĩ đến sự bất công của thay đổi khí hậu".

"Đó là lý do tại sao điều đó lại quá quan trọng cho các quốc gia trong đó có nước Úc, chấp nhận các hành động mạnh mẽ hơn để lánh xa than đá, chế ngự việc thải khí và cung cấp sự hỗ trợ thích hợp, cho các nước ở các tuyến đầu đang chịu đựng”, Simon Bradshaw.
“Tôi nghĩ cô bé đã trở thành một biểu tượng xứng đáng, cho đại đa số xã hội chúng ta. Cô bé hiện nhấn mạnh trong các thông điệp hết sức đơn giản, đó là xin hãy chú ý đến khoa học, xin hãy nghĩ đến tương lai của chúng ta”, Teresa Ribera.
Được biết, Oxfam là một trong một số các tổ chức nhân đạo kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới, hãy hành động khẩn cấp về vấn đề thay đổi khí hậu, trong cuộc họp Thay đổi khí hậu do Liên hiệp quốc tổ chức tại Madrid.

Trong cuộc họp thượng đỉnh nói trên, các quốc gia sẽ thảo luận về các thử thách liên quan đến khí hậu và những tiến triển từ Hiệp Định Paris năm 2015, vốn nhắm vào việc giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ bách phân.

Quyền Bộ trưởng Năng lượng Tây ban Nha là bà Teresa Ribera cho biết, bà tìm kiếm một dấu hiệu rõ ràng về các cam kết từ mọi nước.

“Chúng tôi cần mọi người hiểu biết rằng, đây không chỉ là một vấn đề đã được giải quyết tại Paris, rồi sau đó chấm dứt".

"Đây là những điều cần phải hành động, cần sự tiến triển, cần phải nêu lên các tham vọng".

"Nhật kỳ chính thức để khởi sự việc nêu lên các tham vọng là năm 2020, thế nhưng chỉ một tháng sau khi chấm dứt cuộc họp về thay đổi khí hậu COP, vì vậy chúng ta cần chắc chắn rằng mọi chuyện cần được sẵn sàng, để có thể gia tốc trong hành động vào năm tới”, Teresa Ribera.

Cuộc họp thượng đỉnh nguyên thủy lẽ ra được tổ chức tại Brazil, thế nhưng một năm trước khi bắt đầu, Tổng thống Jair Bolsonaro rút lại lời mời tổ chức sự kiện, khi ông nầy kể ra các lý do về kinh tế.

Còn Chí Lợi muốn trở thành quốc gia tổ chức kế tiếp, thế nhưng những bất ổn xã hội, khiến Tây ban Nha đồng ý chấp nhận vai trò nước tổ chức hội nghị.

Nhà tranh đấu về khí hậu ở tuổi thiếu niên là cô bé Greta Thunberg, sẽ tham dự cuộc họp thượng đỉnh, sau khi quá giang qua Đại tây Dương với một cặp vợ chồng người Úc, du lịch vòng quanh thế giới trên chiếc du thuyền có hai đáy.

Bà Ribera nói rằng, cô bé Thunberg hiện lan truyền một thông điệp quan trọng.

“Tôi nghĩ cô bé đã trở thành một biểu tượng xứng đáng, cho đại đa số xã hội chúng ta. Cô bé hiện nhấn mạnh trong các thông điệp hết sức đơn giản, đó là xin hãy chú ý đến khoa học, xin hãy nghĩ đến tương lai của chúng ta”, Teresa Ribera.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share