Trong 67 năm trị vì của mình, Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị đã nhìn và chứng kiến hầu hết mọi thứ.
Nhưng đây là lần đầu tiên; công bố chương trình nghị sự cho một chính phủ đang chao đảo bên bờ vực sụp đổ, trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia.
Hiếm khi quốc hội Anh bị chia rẽ và rối loạn chức năng như hiện nay.
Người lãnh đạo phe Đối lập và Thủ tướng cùng nhau bước vào House of Lord Thượng Viện hay Viện Quý Tộc Anh mà hầu như không ai nói với ai một lời nào.
Nữ Hoàng, trong khi đó, đã làm những gì bà phải làm: đọc bài phát biểu đã được các bộ trưởng viết sẳn cho mình.
"Ưu tiên của chính phủ tôi luôn là bảo đảm việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 10. Chính phủ của tôi dự định thiết lập một mối bang giao mới với Liên minh châu Âu dựa trên thương mại tự do và hợp tác thân thiện.”
Việc sử dụng từ 'priority' tức "ưu tiên hàng đầu' đã được nhiều thành viên quốc hội lưỡng viện chú ý, bởi vì ông Boris Johnson đã nhiều lần khẳng định Vương quốc Anh sẽ rời đi, mà không có nếu hay nhưng gì cả vào cuối tháng này.
Nữ hoàng đã công bố các kế hoạch của chính phủ đối với một hệ thống nhập cư dựa trên tính điểm cho thời kỳ hậu Brexit.
“Một dự luật mới về nhập cư chấm dứt việc di chuyển tự do giữa Châu Âu tới Anh và đặt nền tảng cho một hệ thống nhập cư công bằng, hiện đại và toàn cầu sẽ được giới thiệu. Chính phủ của tôi cam kết đảm bảo cho các công dân châu Âu thường trú ở Anh, những người đã xây dựng cuộc sống của họ và đóng góp rất nhiều cho Vương quốc Anh, vẫn có quyền ở lại.”
Trong khi phần lớn bài phát biểu được dành cho các vấn đề trong nước, như giải quyết tội phạm và xây dựng bệnh viện, các cam kết tài trợ tât cả đều là cho một nước Anh Brexit.
"Khi Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, chính phủ của tôi sẽ đảm bảo rằng Anh Quốc vẫn tiếp tục đóng vai trò hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu, bảo vệ lợi ích của mình và phát huy các giá trị của nước Anh."
Và nếu diễn ra một cuộc bầu cử cấp thì snap election , thì cái danh sách các chính sách này sẽ vứt vào sọt vì không hữu dụng nữa.
Mà muốn có snap election -bầu cử cấp tốc thì điều kiện cần là ông Boris Johnson không còn chiếm đa số trong Hạ Viên - House of Common.
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn gọi sự kiện này là một mưu đồ gây hoài nghi nhằm mang lại lợi ích cho Đảng Bảo thủ.
“Chưa bao giờ có một trò hề khi mà một đa số mất hết 45 ghế cùng với một một sự thất bại 100% một kỷ lục tại Hạ viện mà lại đưa ra một chương trình nghị sự lập pháp tại quốc hội này điều mà họ biết là họ không thể làm được trong tình cảnh này.”
Boris Johnson đã sử dụng bài đáp trả của mình để buộc tội nhà lãnh đạo phe đối lập lật lọng [[not being firm on policy]].
"Đầu tiên ông ta phản đối việc không có thỏa thuận, bây giờ ông ta dường như phản đối bất kỳ cái gì dù có thỏa thuận hay không. Trước kia thì ông ấy tỏ ra thích Brexit, bây giờ ông ấy muốn trưng cầu dân ý lần thứ hai. Chính sách của ông đối lúc vầy lúc khác.”
Trong khi nghi lễ long trọng khai mạc quốc hội Anh diễn ra ở London, thì tại Brussels đang diễn ra các cuộc họp quan trọng giữa các nhà đàm phán của Vương quốc Anh và EU về Brexit.
Họ đang cố gắng đạt được thỏa thuận Brexit mới trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo chủ chốt sẽ diễn ra vào thứ Năm này.
Nếu không đạt được, thì theo luật định, Boris Johnson sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu cho thêm một sự gia hạn khác.
Ông nói rằng ông sẽ từ chối làm điều đó và nếu vậy vấn đề có thể kết thúc tại tòa án.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung