Đã hơn một năm kể từ khi đại dịch toàn cầu được tuyên bố và các khoa học gia vẫn tìm cách để hiểu rõ hơn về coronavirus.
Khi các biến chủng mới xuất hiện trên thế giới, các bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy, việc nhiễm bệnh với COVID-19 có thể không bảo vệ chống lại sự tái nhiễm.
Ông John Wherry, một chuyên gia dịch tễ học thuộc đại học Pennsylvania nói rằng, các khoa học gia không hiểu nguyên do của chuyện nầy.
“Dường như là chuyện tái nhiễm có thể xảy ra, tôi không nghĩ là chúng ta hiểu biết hoàn toàn lý do tại sao chuyện đó diễn ra và tại sao sự miễn nhiễm không phát triển, sau khi bị lây nhiễm tự nhiên".
"Nó dường như là chỉ có một thiểu số rất ít, những người trong trường hợp nầy".
"Nó có vẻ như chúng ta cho các kháng thể vào đa số mọi người bị nhiễm bệnh, thế nhưng không phải là tất cả”, John Wherry.
Trong khi các biện pháp chính xác về sự miễn nhiễm vẫn chưa thực hiện, các nhà khoa học nghĩ rằng việc tái nhiễm là hiếm hoi và thường ít nặng hơn là trường hợp nguyên thủy.
Tuy nhiên việc nầy không thể xác nhận, liên quan đến các loại virus biến thể khác nhau.
Tại Brazil, các nhà nghiên cứu xem xét liệu việc tái nhiễm có thể giải thích một đợt gia tăng lây nhiễm tại thành phố Manaus, nơi có 3 phần 4 cư dân được biết đã bị lây nhiễm trước đây.
Trong khi đó, vấn đề miễn nhiễm cũng là mối quan tâm của Bộ Y Tế Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh cáo về việc, tiêm chủng 2 liều thuốc chủng COVID-19 đã được chấp thuận.
Ông cho biết việc trì hoãn khi tiêm mũi thứ hai, có thể gia tăng sự nguy hiểm đối với loại biến chủng virus.
“Vấn đề lý thuyết khác có thể là có vấn đề với những người chỉ tiêm chủng một liều mà thôi, nếu quí vị nhận được phản ứng không được tốt nhất theo cách thức virus phản ứng, quí vị có thể khó tránh được khi bị các biến thể, do phản ứng không được tối hảo".
"Vì lý do đó, chúng ta tiếp tục theo dõi sự kiện mà chúng ta cảm thấy, đó là đường lối tối hảo sẽ được tiếp tục, qua việc có nhiều người chích mũi thứ nhất càng nhiều càng tốt, thế nhưng cũng chắc chắn là mọi người tiêm mũi thứ hai vào đúng hạn”, Anthony Fauci.
Trong khi đó, với số tử vong do COVID-19 cao nhất tại Anh quốc, khiến các nước khác có nguy cơ dễ bị lây nhiễm nhất, đã đẩy mạnh việc chủng ngừa.
Phó Trưởng ban Cố vấn Y tế là ông Jonathan Van Tam cho biết, mọi người không nên đình hoãn việc bảo vệ, chống lại một hiểm họa tức khắc.
“Vì vậy từ quan điểm đó, xin đừng chậm trễ nếu quí vị được gọi đến, hãy chớp lấy cơ hội để bảo vệ cho chính mình chống lại mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại, chống lại mối đe dọa tức khắc”, Jonathan Van Tam.
Còn Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock cho biết, vắc xin làm giảm bớt tính nghiêm trọng và tử suất, đủ là lý do để tiếp tục việc tiêm chủng.
“Đầu tiên, bằng chứng là các vắc xin hiện hữu có một số phản ứng chống lại các biến chủng, đặc biệt ngăn chận các bệnh nặng và tử vong".
"Vì vậy việc tiêm chủng loại vắc xin hiện nay, là một sứ mạng tối quan trọng, cho việc đối phó với các biến thể mới nữa”, Matt Hancock.
Còn ông John Wherry thuộc đại học Pennsylvania mô tả, việc nầy giống như một ly chứa phân nửa lượng nước.
"Câu chuyện về một chiếc ly chỉ đầy nước có phân nửa, là những biến chủng nầy dường như thoát khỏi một phần sự miễn nhiễm".
"Ngay cả trong các nghiên cứu, chúng ta thấy có bằng chứng về việc tái nhiễm, mức độ của việc nhiễm bệnh có hệ thống và nghiêm trọng, thì thực sự không có xảy ra”, John Wherry.
"Do thời gian của vắc xin chỉ có vài tiếng đồng hồ, quí vị có chọn lựa giữa việc bỏ đi hay đem tiêm chủng. Theo quan điểm của tôi, mọi chuyện đều tốt hơn là đem vất đi”, Jens Spahn.
Tuy nhiên tại Nam Phi, các cuộc thử nghiệm có vẻ như thu được các kết quả khác nhau.
Chính phủ hiện tạm thời đình hoãn việc chủng ngừa, sau khi các cuộc nghiên cứu cho thấy vắc xin có hiệu quả ít oi, chống lại loại biến thể B1351 tại Nam Phi.
Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, đây là một tin tức đáng quan ngại thế nhưng ông nói thêm rằng, các cuộc nghiên cứu chỉ ở mức độ bé nhỏ và thực hiện với những người trẻ tuổi và khỏe mạnh.
“Sự xuất hiện các biến chủng mới của virus, đã nêu lên nhiều vấn đề về tác dụng của vắc xin, đối với các loại nầy".
"Hôm qua, Nam Phi loan báo tạm dừng việc tiêm chủng vắc xin AstraZeneca, sau khi một cuộc nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả ít, trong việc ngăn chận bệnh từ nhẹ đến trung bình, do một biến thể đầu tiên được xác định tại Nam Phi".
"Đây rõ ràng là một tin tức đáng quan ngại, với mẫu thử nghiệm giới hạn của những người tham gia trẻ hơn và khỏe mạnh hơn, điều quan trọng là xét xem liệu vắc xin có còn hữu hiệu hay không, trong việc ngăn ngừa các bệnh nặng thêm nữa”, Tedros Ghebreyesus.
Trong khi đó tại Liên Âu, việc chủng ngừa qui mô tiếp tục trên khắp Âu Châu, bao gồm nước Ý và Đức.
Bộ Trưởng Y Tế Đức, Jens Spahn cho biết sẽ có những liều vắc xin lẽ ra vất đi, có thể cho phép những người khác nhảy hàng được tiêm chủng.
“Vào buổi chiều, khi các vắc xin lên kế hoạch đã được phân phối, thì vẫn còn các liều vắc xin dư lại, chẳng hạn như do vắc xin được lấy ra từ một hộp chứa lớn hơn dự tính, hay do một số người sẽ chích lại không đến".
"Do thời gian của vắc xin chỉ có vài tiếng đồng hồ, quí vị có chọn lựa giữa việc bỏ đi hay đem tiêm chủng".
"Theo quan điểm của tôi, mọi chuyện đều tốt hơn là đem vất đi”, Jens Spahn.
Tại Ý, các ông bà cụ được chủng ngừa và lạc quan khi chờ đợi để được tiêm mũi thứ hai.
Ông Jens Spahn và vợ cho biết, họ hy vọng nay mai sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
“Tôi hài lòng, sau khi được chích mũi thứ hai, tôi có 7 đứa cháu chờ đợi để được ôm tôi”, Jens Spahn.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại