Thụy Điển cho biết sẽ phát triển giấy chứng nhận đã chủng ngừa COVID-19 vào mùa hè nầy, nhằm cho phép mọi người đã chủng ngừa được phép du hành.
Kế hoạch của nhà cầm quyền nhằm hoạt động với Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO và Liên Âu, để các giấy phép được sử dụng trong nước và ở ngoại quốc.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Thụy Điển chọn cách đối phó gây nhiều tranh cãi với COVID-19, khi giữ cho phần lớn xã hội Thụy Điển vẫn mở cửa.
Lời loan báo diễn ra một ngày sau khi quốc gia láng giềng là Đan Mạch, cũng công bố đang phát triển một loại sổ thông hành điện tử coronavirus, để sẵn sàng sử dụng vào cuối năm nay.
Thủ Tướng Thụy Điển Stefan Loften cho biết, việc tạo nên một căn bản quốc tế là điều quan trọng.
“Như Bộ Trưởng về vấn đề xã hội cho biết, chúng ta tìm ra một căn bản chung".
"Chúng ta không thể nói chính xác về phạm vi như thế nào, thế nhưng muốn có một căn bản cho cả Liên Âu, dĩ nhiên là thêm vào một căn bản toàn cầu nữa".
"Có lẽ trên tất cả, giấy chứng nhận nên dùng trong nước cho các hoạt động khác nhau”, Stefan Loften .
Trong khi đó, Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock bênh vực cho tiến độ của chính phủ, trong việc hoàn thành cách ly khách sạn, đối với một số người đến Anh quốc.
Chính phủ loan báo hồi tháng rồi, là bất cứ ai đến nước Anh từ những nước được xem có nguy cơ cao, như Brazil và Nam Phi, sẽ phải cách ly 10 ngày trong khách sạn khi đến nơi.
Kế hoạch nầy nhằm bảo đảm loại biến chủng mới coronavirus, sẽ không lây nhiễm tại Anh.
Thế nhưng vẫn chưa có nhật kỳ chắc chắn cho chính sách nầy được áp dụng và ông Hancock cho biết, họ cần bảo đảm rằng biện pháp nầy hữu hiệu.
“Chúng tôi hiện hoạt động để chắc chắn rằng, chúng ta có một chính sách kiểm dịch tại khách sạn đúng đắn".
"Như tôi đã nói, trong cuộc nói chuyện với người đồng cấp tại Úc hồi sáng nay, họ đã áp dụng chính sách nầy trong một thời gian".
"Điều quan trọng nhất là hiện nay, nó đi ngược lại luật lệ về du lịch, trừ khi quí vị có một lý do chính đáng".
"Rất cần thiết, là mọi người đến Vương quốc Anh phải cách ly trong 10 ngày”, Matt Hancock.
Trong khi loại virus gây ra COVID-19 đã đột biến tạo ra nhiều hình thức nguy hiểm hơn, Hoa Kỳ hiện gia tăng nỗ lực nhằm khám phá các biến thể mới.
Biến chủng tại Anh thì dễ lây nhiễm và có thể mang theo nguy cơ tử vong hơn là dòng nguyên thủy, trong khi biến thể Nam Phi có thể làm cho vắc xin ít hữu hiệu hơn.
Một số khoa học gia Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ tụt hậu trong cuộc chạy đua tìm ra các biến chủng nguy hiểm, do thiếu sự lãnh đạo toàn quốc và các phòng thí nghiệm về chẩn đoán đã làm việc quá mức.
Nỗi lo sợ lớn nhất là một loại biến thể chống lại vắc xin hiện tại, cuối cùng có thể xuất hiện.
Ông Benjamin Pinsky là giám đốc tại Phòng thí nghiệm Vi trùng học Lâm sàng Stanford cho biết, rõ ràng là việc xác định biến thể mới là chuyện quan trọng, đặc biệt khi vắc xin đang được phát triển.
“Vì vậy, một số virus có những đột biến có thể ảnh hưởng đến khả năng bị vô hiệu hóa bởi các kháng thể được tạo ra từ tiêm chủng, vì vậy chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của vắc xin”, Benjamin Pinsky.
"Vắc xin dĩ nhiên là cần thiết, thế nhưng quí vị không nên tự mãn trong việc luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và vệ sinh, cũng như tụ tập đông đảo”, Balram Bhargava.
Trong khi đó, có 16 nước Phi Châu quan tâm đến việc bảo đảm có vắc xin COVID-19, theo một sáng kiến của Liên hiệp Phi Châu AU nhằm giao vắc xin trong 3 tuần lễ sắp tới.
Trong khi các nước giàu có đẩy mạnh việc chủng ngừa qui mô, thì Phi Châu tìm cách tiêm chủng cho 60 phần trăm dân số 1,3 tỷ người trong 3 năm tới.
Tuy nhiên, chỉ có một số ít các nước Phi Châu bắt đầu chuyện tiêm chủng.
Ngoài cố gắng của 55 nước thành viên của AU, Phi Châu sẽ nhận được khoảng 600 triệu vắc xin năm nay, qua chương trình COVAX do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ.
Người đứng đầu Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Phi Châu, ông John Nkengasong cho biết, với mức tử vong do COVID-19 tại lục địa nầy gia tăng, việc chủng ngừa cho người dân là chuyện tối cần.
“Hy vọng của chúng tôi là trong 2 hay 3 tuần lễ nữa họ sẽ có vắc xin, vì đây là chuyện khẩn cấp, thế nhưng tôi sẽ cập nhật các tin tức".
"Dĩ nhiên đó là ưu tiên của chúng ta, để chắc chắn rằng các vắc xin nầy được giao đúng hạn, để các nước có thể bắt đầu chuyện chủng ngừa, thế nhưng tôi không thể đưa ra một nhật kỳ chính xác, khi nào vắc xin được giao”, John Nkengasong .
Trong khi đó, Bộ Y Tế Ấn Độ cho biết con số các ca nhiễm COVID-19 tại nước nầy tiếp tục giảm xuống, hiện tại ít hơn 160 ngàn trường hợp.
Kết quả của cuộc nghiên cứu toàn quốc về đợt 3 lây nhiễm virus tại Ấn Độ cho thấy, có 21,5 phần trăm người lớn đã bị nhiễm bệnh trước khi chủng ngừa bắt đầu.
Các viên chức Bộ Y Tế nói rằng, điều nầy cho thấy một số lớn trong dân số gần 1, 4 tỷ người của xứ nầy vẫn gặp nhiều nguy cơ.
Cho đến nay Ấn Độ đã tiêm chủng hơn 4 triệu rưỡi liều vắc xin, cho các nhân viên y tế, bác sĩ, nhân viên cứu thương trong đợt đầu tiên.
Tổng Giám Đốc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ là ông Balram Bhargava cho biết, không có chỗ cho sự tự mãn cho dù mức độ lây nhiễm giảm xuống.
“Một tỷ lệ lớn dân chúng vẫn còn gặp nhiều nguy cơ, do mức độ chăm sóc y tế cuả các công nhân chỉ chiếm 25,7 phần trăm ngân sách gia đình".
"Điều quan trọng hơn cần nhớ là, chuyện ngăn ngừa là vấn đề then chốt".
"Vắc xin dĩ nhiên là cần thiết, thế nhưng quí vị không nên tự mãn trong việc luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và vệ sinh, cũng như tụ tập đông đảo”, Balram Bhargava.
Với hơn 10,7 triệu trường hợp , Ấn Độ được ghi nhận có con số lây nhiễm cao đứng hàng thứ hai về COVID-19 trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.
Có hơn 150 ngàn người chết cho đến nay vì coronavirus tại Ấn Độ.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại