Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết cứ 5 trường hợp nhiễm bệnh do virus COVID-19 thì có 4 ca nhẹ hay không có triệu chứng.
Thế nhưng ngày càng rõ rằng, việc đó không có nghĩa là không thể có các triệu chứng thêm nữa.
Các nhà nghiên cứu về siêu vi khuẩn nói rằng dường như là ngay trong trường hợp nhẹ đi nữa, các trường hợp có thể trở nên phức tạp hơn nhiều người nghĩ.
Bà Sussan Cresswell từ Anh quốc không phải là một trong các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ, cuối cùng bà phải nhờ đến máy thở.
“Một cô y tá xinh đẹp cầm tay tôi và nói rằng, cách thức duy nhất chúng tôi có thể chữa trị hiện nay, là giúp cho bà nằm ngủ yên".
"Điều đó là dễ sợ, vì ý nghĩ đầu tiên của tôi là các con tôi do tôi lo lắng cho chúng, thế nhưng thực sự tôi chẳng có cách nào khác".
"Tôi nói với cô rằng tôi yêu các con tôi và cô có thể nói với chúng điều này không?".
"Tôi nghĩ sự kiện là tôi cách xa chúng, nhưng chúng phải đối diện với các tin tức khủng khiếp hàng ngày”, Sussan Cresswell.
Bà được ra khỏi bệnh viện vào tháng 4, thế nhưng việc bình phục hoàn toàn vẫn là công việc đang tiến triển.
Bà thở rất khó và thường hay bị mệt mõi rất nhiều.
Bà này 65 tuổi và sẽ về hưu vào tháng 10, thế nhưng nay bà không chắc có thể trở lại làm việc hay không.
Giáo sư chuyên về Hô Hấp là Charlotte Bolton thuộc đại học Nottingham nói rằng, trường hợp của bà Cresswell không phải là bất thường.
“Một số không thở được, một vài người ho, mệt mỏi, cơ bắp rã rời và hoạt động bị hạn chế, thế nhưng một số cho biết họ thấy các giấc mộng hoàn toàn rõ ràng, rồi mất trí khi nhập viện, đó là những gì mà chúng tôi gọi là việc chăm sóc ở mức độ cao hơn”, Charlotte Bolton.
Dường như nhiều người sống sót trong các trường hợp được xem là nhiễm nhẹ coronavirus hiện gặp các triệu chứng tương tự hậu virus.
Các bác sĩ hiện tìm thấy loại virus này không chỉ ảnh hưởng đến buồng phổi, mà nó còn có thể tác động đến máu, thận, gan và ngay cả não bộ, có thể dẫn đến kết quả là mệt mỏi và xuống tinh thần.
Một phúc trình từ trường đại học Maastrich ở Hoà Lan cho biết, họ khám phá một số triệu chứng sau khi bệnh nhân lúc đầu khỏi bệnh, trong đó gồm có việc mệt mỏi rất nhiều, khó thở và cảm thấy nặng ở ngực.
Tại bệnh viện Nottingham City ở Anh quốc, các bác sĩ thành lập một toán theo dõi các bệnh nhân ngoại trú bị nhiều triệu chứng, với các chuyên gia về hô hấp và cấp cứu cũng như vật lý trị liệu và bác sĩ tâm lý.
"Chúng tôi biết rằng những người bị bệnh phổi và có sẹo thì bệnh vẫn tiến triển và họ thường chết trong vòng 3 năm sau khi được chẩn đoán”, Gisli Jenkins.
Đối với các bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề, cuối cùng phải dùng đến máy thở, thì họ còn có nhiều triệu chứng thêm nữa.
Chuyên gia về cấp cứu là bác sĩ Sarah Linford cho biết, các bác sĩ do dự trong việc sử dụng máy thở trước khi việc này tỏ ra rất cần thiết.
“Vì vậy để đặt ai đó vào máy thở, quí vị cần một thứ gì đó có thể đảo ngược hoặc điều trị được, đó là một trong những yếu tố quyết định liệu ai đó, có được chăm sóc đặc biệt và dùng máy thở hay không".
"Về việc máy thở có thể gây hại hay không, vâng, nó có thể".
"Bằng cách thở máy, chúng ta thay đổi rất nhiều cách không khí đi vào và ra khỏi phổi và do đó, có vô số y chứng trong những năm qua, cho thấy máy thở có thể gây ra thiệt hại”, Sarah Linford.
Một trong các triệu chứng xảy ra tại một số bệnh nhân coronavirus phải dùng đến máy thở, thì dường như phổi họ sẽ bị tỗn hại.
Giáo sư Gisli Jenkins là một nhà nghiên cứu y khoa có nhiều kinh nghiệm.
Xem xét một tấm hình phổi của một bệnh nhân được xuất viện 3 tháng trước, ông chỉ ra một số các vết sẹo rõ ràng.
“Hình ảnh quí vị thấy ở đây tương tự như những gì được gọi là các vết sẹo trong phổi không biết rõ lý do đối với người bị bệnh phổi".
"Chúng tôi biết rằng những người bị bệnh phổi và có sẹo thì bệnh vẫn tiến triển và họ thường chết trong vòng 3 năm sau khi được chẩn đoán”, Gisli Jenkins.
Các nhà khoa học cảnh cáo rằng vẫn còn quá sớm để so sánh và kết luận, do virus hãy còn quá mới mẻ.
Các nhà nghiên cứu hiện kêu gọi, nên có cuộc nghiên cứu rộng lớn hơn để điều tra xem, liệu các bệnh nhân COVID-19 có gặp nguy cơ, ngay cả sau khi họ đã khỏi bệnh hay không.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại