Chương trình nầy cung cấp một mạng lưới an toàn bao gồm việc chi trả ít nhất là 35 đô la mỗi ngày cho những người đang chờ đợi tin tức về tình trạng di trú của họ.
Những nhà tranh đấu cho người tầm trú nhân danh hơn 13 ngàn người hiện vận động chính phủ liên bang cho biết, họ hiện gặp nhiều nguy cơ khi không được sự giúp đỡ của chính phủ.
Có 10 tổ chức trong đó gồm Hội Đồng Tranh Đấu cho Người Tỵ Nam Úc Châu, Đạo quân Cứu tế Salvation Army, Trung tâm Tài Nguyên cho Người Tầm Trú và Tổ Chức Huynh Đệ cuả Saint Laurence cho biết, họ gia tăng lời kêu gọi do các đòi hỏi để được hưởng các dịch vụ trợ giúp qua một chương trình của chính phủ ngày càng thắt chặt.
Được biết chương trình nầy được gọi là Dịch Vụ Hỗ Trợ về Việc Giải Quyết Tình Trạng của người tầm trú, liên quan đến các chi trả chưa đến 35 đô la mỗi ngày và việc hỗ trợ của các nhân viên cứu xét từng trường hợp cho những người đang chờ đợi tin tức về tình trạng tầm trú của họ.
Các nhóm cho rằng chính phủ cho biết, con số người tầm trú nhận được trợ cấp có thể bị giảm xuống còn 5 ngàn người, phần lớn là tại các thành phố Úc.
Họ kêu gọi chính phủ, hãy ngưng việc thắt chặt các qui luật như vậy.
Giám đốc Trung Tâm Tài Nguyên Người Tầm Trú là ông Kon Karapanagiotidis cho rằng, các giới hạn ngày một thắt chặt đã làm cho những dịch vụ tại trung tâm của ông phải gắng sức để đáp ứng những nhu cầu của người tầm trú.
"Chúng tôi thấy các gia đình hiện vô gia cư, các gia đình đơn thân chẳng có nhà ở, các thai phụ cũng không có nơi trú thân, cùng những phụ nữ bị bạo hành trong gia đình chẳng có nơi cư trú".
"Tại tổ chức của chúng tôi, hiện chăm sóc 245 người mỗi đêm, trong đó 84 là trẻ em. Nếu việc cắt giảm thêm nữa, thì chúng ta sẽ thấy hàng trăm tẻ em vô gia cư, hàng ngàn gia đình không nơi trú ngụ. Chúng tôi có thể làm gì lúc đó?", Kon Karapanagiotidis.
Còn Hội Đồng Những Người Tỵ Nạn Úc châu cho biêt, kể từ tháng 8 năm rồi các thay đổi thêm nữa trong chương trình của chính phủ, đã giảm sụt đáng kể con số những người hội đủ điều kiện hưởng dịch vụ.
Họ cho biết, việc nầy vẫn tiếp tục và sẽ ảnh hưởng thêm nhiều người nữa.
Một người tỵ nạn Kurd gốc Iran là bà Sarvenaz Alamsi ở Melbourne cho biết bà đã bị cắt khỏi mạng lưới an toàn, qua việc hỗ trợ cho bà để học hỏi vào ngày định hướng tại đại học của bà hồi tháng 2 vừa qua.
Hồi tháng 10 năm rồi, chính phủ đã chấp nhận tình trạng tỵ nạn của bà và bà là một trong số ít người tỵ nạn được học bổng, thế nhưng bà đã mất trợ cấp sau khi nhận được Visa có tên là Safe Haven Enterprise Visa, tạm dịch là visa an toàn của xí nghiệp.
"Hãy nhớ rằng, chúng ta là một trong những nước giàu có nhất trên thế giới", Cassandra Goldie.
Bà cho biết, hậu quả là bà trở thành người vô gia cư và chịu rất nhiều khổ sở.
"Tôi bị buộc phải chọn giữa việc sống sót và học tập và do tôi chọn việc học, nên tôi phải chịu đựng một cách hết sức tệ hại".
"Trong 6 tháng qua, tôi phải đi xin nhiều dịch vụ hỗ trợ, họ rất tử tế giúp đỡ tôi và có lúc tôi đã vô gia cư và phải cố gắng giúp đỡ gia đình, cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức cho tôi, trường đại học nơi tôi theo học đã hào hiệp và tử tế khi giúp tôi một công việc bán thời và sau 6 tháng, tôi vẫn còn sống sót đến nay", Sarvenaz Alamsi.
Lời kêu gọi chính phủ nên đảo ngược các đòi hỏi khắt khe hơn, diễn ra khi Hội Đồng Tỵ Nạn Úc Châu ban hành một phúc trình mới có tên là Với Bàn Tay Trắng: Làm sao chính phủ cưỡng bức người tầm trú
Hội đồng cho rằng những giới hạn thêm nữa sẽ dẫn đến tình trạng có đến 60 phần trăm những người nhận hỗ trợ bị cắt giảm trong bất cứ dịch vụ giúp đỡ nào.
Trong khi đó chính phủ cho biết, những người được quyền làm việc và không hội đủ điều kiện đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm, họ có thể đi làm và không còn được trợ cấp từ chương trình.
Tuy nhiên Giám đối Hội đồng các Dich vụ Xã hội Úc châu là bà Cassandra Goldie cho biết, bà không ủng hộ bất cứ việc cắt giảm nào nữa.
"Chúng tôi thúc giục chính phủ hãy lắng nghe những lời kêu gọi xuất phát từ con tim, từ cộng đồng Úc ngỏ lời là 'Xin vui lòng, đừng cắt giảm nữa'.
"Hãy nhớ rằng, chúng ta là một trong những nước giàu có nhất trên thế giới", Cassandra Goldie.
Trong khi đó Bộ Nội An Úc cho biết trong một thông cáo rằng, Dịch Vụ Hỗ Trợ về Việc Giải Quyết Tình Trạng của người tầm trú không phải là một chương trình về phúc lợi xã hội.
Bộ nói rằng dịch vụ nói trên được đề ra nhằm cung cấp những hỗ trợ ngắn hạn thích hợp cho những ai bị trở ngại trong việc giải quyết tình trạng di trú của họ.
Thông cáo cho rằng các cá nhân có visa bắc cầu có quyền làm việc, cũng như có khả năng đi làm, với hy vọng có thể hỗ trợ cho chính họ, trong khi tình trạng di trú của họ được giải quyết.
Bộ cho biết việc thẩm định khả năng của người được duyệt xét, hiện đang xúc tiến và chưa có người nào bị hủy bỏ chương trình hỗ trợ do tiến trình duyệt xét cả.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại