Đại dịch coronavirus khiến các thánh đường vắng vẻ trong dịp Phục Sinh

London vicar Pat Allerton sets off on his bike for his mobile church service

London vicar Pat Allerton sets off on his bike for his mobile church service Source: AP

Phục sinh là lễ kỷ niệm quan trọng của đức tin Thiên Chúa Giáo đánh dấu sự sống lại của Chúa Giê su. Thế nhưng năm nay, lễ Phục Sinh diễn ra trên khắp thế giới chẳng giống những năm trước.


Chuông của giáo đường Almudena tại Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha đổ liên hồi, kêu gọi giáo dân cử hành lễ Chúa sống dậy, thế nhưng không được tụ tập.

Các thánh đường trên khắp thế giới đã tìm ra cách khác để cử hành thánh lễ Phục Sinh, giữa lúc đại dịch coronavirus hiện hoành hành.

Còn thánh đường Công Giáo Saint Patrick tại khu trung tâm Nữu Ước, một trong những nơi bị nạn dịch hoành hành nặng nhất trên thế giới, đã không có sự hiện diện của giáo đoàn.

Họ cùng tham gia với đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục Nữu Ước, qua màn ảnh truyền hình.

“Tôi tự hỏi vào dịp lễ Phục Sinh sáng nay, liệu ngôi mộ trống của Phục Sinh có thể là một phép ẩn dụ cho thế giới chúng ta và cho cuộc sống của chúng ta hay không?

"Liệu nó có phải là một lời kêu gọi thì thầm từ một người sống dậy, để tìm ra một người sống khác, trong số những người đã chết hay không?”, Timothy Dolan.

Còn các tín hữu Công Giáo Iraq tại Keramlis, một thị trấn ở bình nguyên Nineveh, đã tham dự lễ Phục Sinh trên mạng từ nhà, do tình trạng đóng cửa.

Keramlis là quê hương của cộng đồng Công Giáo trong 2 ngàn năm qua tại Iraq.

Ông Thabit Habib là linh mục tại thị trấn.

“Thực sự có một số mất mát và khác biệt và đó là những người không có mặt".

"Chúng ta ở trong một cộng đồng và cộng đồng nầy không có mặt chung quanh đây".

"Tuy nhiên cộng đồng rất thống nhất trong tâm trí và đoàn kết nữa".

"Chúng ta không ở nhà, bởi vì chúng ta quan tâm đến cuộc sống của chúng ta và thị trấn tại đây đều an toàn, thế nhưng là để đoàn kết với nhiều người khác trên thế giới, do họ không còn có dịp cầu nguyện nữa”, Thabit Habib.

Tại Jerusalem, nhà thờ Holy Sepulcher đã bị đóng cửa vô thời hạn, lần đầu tiên sau gần 700 năm, do sự lây lan của coronavirus.

Đây là một trong những nơi thiêng liêng nhất của thế giới và theo truyền thống, đã chứa đựng 2 địa điểm thiêng liêng nhất của Thiên Chúa Giáo, nơi chúa Giê Su bị đóng đinh và ngôi mộ rỗng, nơi Ngài được an táng và sống lại.

Lần sau cùng nhà thờ bị đóng cửa vào dịp Phục Sinh là vào năm 1349, do một trận đại dịch khác, hồi đó là Black Death hay dịch hạch.

Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, là giáo trưởng La Tinh của Jerusalem.

“Thông điệp của tôi là bất chấp dấu hiệu của cái chết và nỗi lo sợ, mà chúng ta thấy mọi nơi trên thế giới, chúng ta phải nhìn vào những điều tốt, đến những người hy sinh mạng sống cho những người khác".

"Thông điệp Phục Sinh là bất chấp mọi thứ, cuộc sống sẽ chiến thắng”, Pierbattista Pizzaballa.

Và tại Luân Đôn, một cha xứ đã xuống đường để ban thông điệp Phục Sinh.

Ông Pat Allerton là cha xứ của nhà thờ Anh giáo Saint Peter, tại khu vực Notting Hill của Luân Đôn.

Ông cho biết, ông là người để cho cả nước bị đóng cửa biết đến ông, với thông điệp hy vọng.

Với 2 loa phóng thanh, ông rời giáo xứ tại nhà thờ Saint Peter và cưỡi xe đạp để rao giảng vào ngày chủ nhật Phục Sinh, đến tận hang cùng ngỏ hẽm.

“Ý tưởng nầy đến với tôi, vì chúng ta được biết không thể tụ tập trong các nhà thờ do các lý do rõ ràng".

"Tôi cảm thấy rằng, nếu mọi người không đi nhà thờ được, thì nhà thờ phải đến với mọi người".

"Tôi chỉ nghĩ đơn giản là, nếu tôi mang một hệ thống âm thanh đến các con đường trong giáo xứ và phát lên điệu thánh ca quen thuộc như ‘Amazing Grace’.

"Sau đó hướng dẫn cho mọi người một thời gian yên lặng, để cầu nguyện cho những người chiến đấu với dịch bệnh nầy, cho cả những người làm việc trong hệ thống y tế của chúng ta”, Par Allerton.
"Cảm ơn quí vị đã mang lại ánh sáng chiến thắng vào ngày chủ nhật Phục Sinh và niềm hy vọng đó sẽ chiến thắng, bởi vì Chúa đã sống lại”, Pat Allerton.
Thông điệp Phục Sinh di động của cha xứ Allerton, đã mang lại an ủi cho người đàn ông địa phương là Dan Pratt.

“Đối với cá nhân tôi, rõ ràng tôi đã mất mát rất nhiều vào ngày thứ sáu, tôi mất ông tôi vì dịch bệnh coronavirus, vốn là chuyện hết sức đau buồn".

"Gia đình đã bị cú sốc nầy vì chúng tôi không thể tụ tập nhau và không thể ôm hôn ông tôi, chúng tôi chẳng làm được điều gì cả và tệ hơn là chúng tôi không thể cử hành tang lễ hay báo tin gì vào lúc nầy".

"Vì vậy tôi quyết định chạy bộ để giải toả một ít năng lượng, do ít khi tôi gặp phải trong ngày chủ nhật Phục Sinh".

"Đó lẽ ra là dịp khá cảm động đối với tôi, nhưng thực sự lại giúp tinh thần tôi rất nhiều, qua việc mất mát người ông và những gì đang xảy ra”, Dan Pratt.

Người dân nghe được từ cửa sổ của mình cũng như đứng ở lối đi trước nhà, khi cha xứ hướng dẫn họ trong lời cầu nguyện cho các nhân viên y tế trên khắp thế giới.

“Hãy giúp sức cho mọi thành viên trong Dịch vụ Y tế Quốc gia và trên thế giới, khi họ chiến đấu dũng cảm để đẩy mạnh bóng đêm nầy".

"Cảm ơn quí vị đã mang lại ánh sáng chiến thắng vào ngày chủ nhật Phục Sinh và niềm hy vọng đó sẽ chiến thắng, bởi vì Chúa đã sống lại”, Pat Allerton.

Quí vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus trong ngôn ngữ của mình tại trang mạng sbs.com.au/coronavirus.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share