Úc và Đông Timor ca ngợi thỏa ước về tranh chấp dầu khí

Giàn khoan dầu tại vùng biển tranh chấp giữa Úc và Đông Timor

Giàn khoan dầu tại vùng biển tranh chấp giữa Úc và Đông Timor Source: ABC Australia

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Úc và Đông Timor hoan nghênh thỏa ước đạt được về vụ tranh chấp dai dẳng đối với các mỏ dầu hỏa và khí đốt trong biển Timor.dễ dàng được quên lãng.


Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế loan báo hai bên đã đạt được thỏa thuận theo sau các tiến trình hòa giải.

Tuy nhiên những cay đắng gây ra do vụ tranh chấp giữa hai nước sẽ không dễ dàng được quên lãng.

Vụ tranh chấp về lợi tức dầu khí ở biển Timor đã được mô tả, là một cuộc chiến giữa một anh khỗng lồ Goliath và chú bé David.

Đông Timor vốn là một quốc gia non trẻ nhất thế giới, đã tranh chấp với Úc trong một trận chiến, nhằm giành được thêm phần lợi tức qua việc khai thác dầu khí.

Sau các thủ tục hòa giải trước Tòa án Hòa giải Thường trực tại Copenhague ở Na Uy, rồi một thỏa ước cuối cùng đã đạt được.

Nhà lãnh đạo phái đoàn Đông Timor, thương thuyết gia trưởng và cũng là cựu Tổng thống Xaxana Gusmao, đã ca ngợi thỏa ước là một sự kiện lịch sử.

Ông cho biết, hiệp ước nầy đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, trong mối quan hệ giữa hai nước.

Về phần nước Úc, Ngoại trưởng Julie Bishop cho biết thỏa ước tôn trọng quyền lợi quốc gia của hai nước.

Tại Melbourne, bà Kim McGrath là tác giả của quyển sách có tên là "Crossing the Line -- Australia's Secret History in the Timor Sea", tạm dịch là "Vượt qua mức Giới hạn, Lịch sử bí mật của Úc trên vùng biển Đông Timor".

Bà cho rằng, nước Úc đã trải qua một con đường dài trong một thời gian ngắn, để đạt được thỏa ước nói trên.

"Thật rấr đáng kể khi chỉ trong 2 năm, có lẽ là chỉ trong 12 tháng vừa qua, lập trường của Úc vẫn còn bảo vệ một loạt các hiệp ước trước kia, trong đó bao gồm một văn kiện bị mang tiếng với cáo buộc gián điệp, cũng như nước Úc vẫn còn duy trì quan điểm rằng mọi việc đều ổn cả và chẳng cần phải thương thuyết lại về biển Đông Timor".

"Chúng tôi vẫn đang chờ xem các chi tiết và sẽ có nhiều quyền lợi cho cả 2 nước khi cuối cùng hiệp ước đạt được", Kim McGrath.

Tâm điểm của bất cứ hiệp ước nào, cũng là chuyện tiền bạc thu được từ mỏ dầu hỏa và khí đốt Greater Sunrise.
"Dường như là Đông Timor sẽ hưởng nhiều hơn là lợi tức chia đôi, vốn có thể giúp đỡ cho tương lai kinh tế của Đông Timor, cũng như mang lại cho nước nầy một số vấn đề chắc chắn", giáo sư Damian Kingsbury.
Thỏa ước đề ra một ranh giới về lãnh hải, cũng như việc phân chia lợi tức từ mỏ dầu khí, vốn ước lượng hơn 60 tỷ đô la.

Hồi đầu năm nay, Đông Timor đã chấm dứt hiệp ước ký kết với Úc vào năm 2006, theo đó lợi tức dầu khi thu được sẽ chia đôi, theo sau các cáo buộc về việc nước Úc đã có hành động gián điệp, đối với các Bộ trưởng trong nội các của Đông Timor.

Trong khi chi tiết của hiệp ước mới nhất vẫn còn giữ kín, thì Tòa án Hòa giải Thường trực chỉ cho biết, văn kiện nầy giải quyết các vấn đề về luật pháp và lợi tức của mỏ dầu khí.

Đông Timor hoan nghênh thỏa ước đạt được, thế nhưng phân tích gia về các vấn đề chính trị quốc tế tại đại học Deakin là ông Damian Kingsbury cho rằng, Đông Timor đã bị buộc chấp nhận thỏa ước do tình trạng tài chính nguy cấp của nước nầy.

"Nước Úc đã hành động một cách đáng tiếc, khi buộc Đông Timor phải chấp nhận một thỏa ước hoàn toàn không hợp lẽ phải hồi năm 2006, thực sự là đánh cắp các tài nguyên của Đông Timor".

"Những gì chúng ta chứng kiến hiện nay  là nước Úc một lần nữa lại bắt nạt Đông Timor trong việc chấp nhận một thỏa ước hoàn toàn không đúng theo ước vọng của nước nầy".

"Thế nhưng Đông Timor đang gặp khó khăn về tài chính và rất cần lợi tức từ mỏ dầu khí nầy, vì vậy nước nầy không ở trong tình thế để kéo dài việc thương thuyết lâu hơn nữa", Damian Kingsbury.

Bà Kim McGrath cho biết, lập trường của nước Úc về mỏ dầu khí trong biển Đông Timor, vốn có vị trí nằm gần với Đông Timor, đã gây nhiều bất mãn tại quốc gia non trẻ và nghèo nàn nầy.

"Thật hoàn toàn độc ác, tại Dili đã có các bích chương trên khắp đường phố về một con kangaroo nhảy vọt đi với dầu hỏa".

"Đó là những gì ít được chú ý và biết đến  tại Úc, thế nhưng tại Đông Timor mọi người thuộc các quan điểm chính trị rất quan tâm đến chuyện nầy, bởi vì nó liên quan đến cuộc sống kinh tế cho họ", Kim McGrath.

Bà cho biết chuyện nầy còn đáng kể hơn tại Đông Timor, khi nằm cạnh nước láng giềng lớn hơn là nước Úc.

"Những gì được gọi là phần của Đông Timor chỉ là muối bỏ biển tại Úc, liên quan đến đến việc thẩm định của chúng ta về lợi tức dầu khí, thế nhưng đối với người Đông Timor thì đó là trường học, bệnh viện, các dịch vụ y tế khẩn thiết và công ăn việc làm cho những người trẻ".

Còn giáo sư Kingsbury nói rằng, nước Úc vẫn nhắm đến việc thu được lợi tức đáng kể từ mỏ dầu khí Golden Sunrise, bất chấp mỏ nầy nằm trong hải phận Đông Timor đúng theo luật pháp quốc tế.

"Vì vậy nước Úc đã thực hiện mọi chuyện rất tốt đẹp trong chuyện nầy, trong phần lợi tức của Đông Timor".

"Úc nên vẽ ra một con đường ở giữa về hải phận của hai nước, vốn các mỏ dầu khí hoàn toàn nằm trong lãnh hải của Đông Timor".

"Nếu việc nầy thực hiện thì mỏ dầu khí Golden Sunrise sẽ phải chia ra, Đông Timor sẽ không nhận được thỏa ước mà nước nầy nên có".

"Khi nói như vậy, dường như là nước nầy sẽ hưởng nhiều hơn là lợi tức chia đôi, vốn có thể giúp đỡ cho tương lai kinh tế của Đông Timor, cũng như mang lại cho nước nầy một số vấn đề chắc chắn", giáo sư Damian Kingsbury.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share