Đông Timor bãi bỏ hiệp ước ký kết với Úc

Người biểu tình chống Úc vào ngày 6 tháng chạp 2013

Người biểu tình chống Úc vào ngày 6 tháng chạp 2013 Source: (Photo by Pamela Martin/Getty Images)

Đông Timor đã bãi bỏ hiệp ước về dầu khí ký kết với nước Úc, trong khi nước nầy tiếp tục tái thương thuyết về biên giới lãnh hải giữa hai nước.


Hiệp ước bị tranh cãi, bao gồm các mỏ dầu có nhiều trữ lượng trong vùng biển Timor, trị giá hàng tỷ đô la và là mục tiêu trong các cáo buộc về gián điệp.

Một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới là Đông Timor, thế nhưng nước nầy giận dữ với quốc gia láng diềng to lớn và hùng mạnh hơn là nước Úc, về vấn đề biên giới lãnh hải đã được ấn định trước đây.

Những người biểu tình từ trước đã đòi hỏi một biên giới lãnh hải thường trực, mặc dù có thể họ không đạt được những gì mà họ mong muốn.

Còn chính phủ Đông Timor nói rằng, với tư cách là một quốc gia khá mới mẻ, họ cần những điều chắc chắn và hiểu biết, về những chuyện liên quan đến vấn đề lãnh hải.

Nay chính phủ Đông Timor báo cho chính phủ Úc biết rằng, họ bãi bỏ hiệp ước ký kết hồi năm 2006, vốn đề ra một biên giới lãnh hải chung.

Với biên giới lãnh hải chung giữa hai nước, cũng dẫn đến việc chia xẻ quyền lợi dầu khí ngang bằng nhau tại khu vực nói trên.

Đông Timor nay muốn có một biên giới thường trực ở giữa hai nước, vốn phù hợp với luật lệ quốc tế.

Điều nầy có nghĩa là, các mỏ dầu khí chỉ nằm dưới quyền kiểm soát của họ mà thôi.

Bất chấp đề nghị nói trên, đại sứ Đông Timor tại Úc là ông Abel Guterres nói rằng, điều nầy tốt cho cả hai nước để cùng nhau tiến tới việc thỏa hiệp chung cuộc về vấn đề nói trên.

"Cả hai đều cân nhắc những gì được xem là quan trọng, liên quan đến vấn đề biên giới lãnh hải trên biển Timor và mối quan hệ song phương nói chung".

Ông hy vọng biên giới mới, sẽ mang lại mọi chuyện tốt đẹp cho dân tộc ông.

"Họ chỉ giành được độc lập 14 năm trước, vì vậy đối với họ điều nầy có nghĩa là hoàn tất con đường đi đến độc lập và biết rõ nền kinh tế của họ sẽ ra sao, trong vòng 10 năm tới", bà Ella Fabry, thuộc Chiến dịch Vận động Công lý cho Đông Timor nói.


Thế nhưng một chuyên gia về vấn đề Đông Timor, giáo sư Damien Kingsbury thuộc đại học Deakin nói rằng, một hiệp ước riêng rẻ giữa Úc và Đông Timor hiện vẫn còn hiệu lực.

"Những gì xảy ra hiện nay là, Đông Timor đã trở lại hiệp ước ký kết năm 2002, về các điều khoản của hiệp ước ngoài vấn đề tài chính hầu như chẳng có gì khác biệt, khi xét đến các kết quả trên thực tế".

Đó là lý do Đông Timor đã đưa Úc ra trước tòa án hồi năm rồi, trong việc tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp.

Tiến trình trước tòa, khiến cho quốc gia nhỏ bé nầy đã bãi bỏ hiệp ước.

Giáo sư Kingsbury nói rằng, Đông Timor hiện cạn dần dầu hỏa và người ta không rõ, liệu Đông Timor có thu hoạch đủ tiền từ các mỏ dầu hỏa đó để có thể đứng vững, trong một tương lai dài hạn hay không.

Theo quan điểm của Úc, hiệp ước năm 2002 sẽ chính thức hết hạn trong 3 tháng nữa, khiến nước Úc hiện dính líu đến vụ kiện gây nhiều tranh luận và có các cáo buộc cho rằng, Úc đã theo dõi Đông Timor trong suốt thời gian thương thuyết hiệp ước, hồi năm 2006.

Phe đối lập Lao động tại Úc cho rằng, vụ tranh cãi đã diễn ra quá lâu và việc nầy làm tổn hại quyền lợi của nước Úc, cũng như đối với Đông Timor.

Lao động cho rằng, chính phủ liên bang nên dùng tiến trình hòa giải, để giải quyết các vấn đề.

Bà Ella Fabry, thuộc Chiến dịch Vận động Công lý cho Đông Timor nói rằng, giải quyết vấn đề nầy mang ý nghĩa rất lớn cho Đông Timor, đặc biệt khi việc nầy liên quan đến sự vững mạnh của nền kinh tế.

"Họ chỉ giành được độc lập 14 năm trước, vì vậy đối với họ điều nầy có nghĩa là hoàn tất con đường đi đến độc lập và biết rõ nền kinh tế của họ sẽ ra sao, trong vòng 10 năm tới".

Trong khi đó, Chính phủ Úc cho biết, hiện cộng tác với Liên hiệp quốc và Đông Timor, để kiến tạo một biên giới mới cho hai nước.

Thế nhưng chính phủ không đưa ra một giới hạn thời gian nào, để có thể giải quyết được vấn đề.




Share