Phần lãnh hải tranh chấp gồm các vụ đầu tư về mỏ dầu và khí đốt, ước lượng trị giá hàng chục tỷ đô la.
Việc nước Úc từ chối thương thuyết về một biên giới lãnh hải vĩnh viễn với Đông Timor, đã khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng.
Yêu cầu của Đông Timor nhằm thương thuyết một cách bó buộc với nước láng giềng, để qui định biên giới gồm phần lớn các mỏ dầu hoả và khí đốt, đã gặp sự chống đối của chính phủ Úc hồi tháng 8.
Tuy nhiên, Ủy hội Hòa giải của Liên hiệp quốc tại The Hague, đã bác bỏ sự phản kháng của Úc và ra lệnh tham gia vào việc nây.
Quyết định nói trên đã được Ngoại trưởng Đông Timor, ông Agio Pereira hoan nghênh, trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC.
“Điều nầy tốt cho cả Úc và Đông Timor, bởi vì quí vị phải giải quyết các vấn đề nầy. Quí vị không thể tiếp tục tranh luận mãi mãi với đối phương, theo một cách thức chia rẻ được”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop và Tổng trưởng Tư Pháp, ông George Brandis ra một thông cáo nói rằng, Úc chấp nhận quyết định của Ủy hội và sẽ tiếp tục cộng tác trong sự tin tưởng về tiến trình hòa giải.
Còn phe đối lập Lao động Úc, muốn có một giải pháp nhanh chóng.
Nữ phát ngôn nhân về vấn đề ngoại giao của Lao động, bà Penny Wong cho biết, một thỏa thuận vĩnh viễn là chuyện nên đạt được từ lâu.
“Đây là cơ hội cho chúng ta giải quyết vấn đề nầy, qua việc ấn định biên giới lãnh hải công bằng và vĩnh viễn. Chúng tôi thúc giục chính phủ hãy nhận lấy cơ hội nầy bằng cả hai tay”.
Theo cách sắp xếp hiện thời, lợi tức thu được từ khu vực Phát triển Dầu hỏa Hỗn Hợp tại biển Timor, được phân chia theo tỷ lệ, 90 phần trăm cho Đông Timor và Úc chỉ được hưởng 10 phần trăm.
“Nước Úc có lập trường mạnh mẽ đối với Trung quốc về vấn đề biển Đông, khi thúc giục họ tôn trọng luật pháp quốc tế. Thế nhưng việc nầy rõ ràng nêu tính chất trước sau như một, liên quan đến đến tranh chấp với Đông Timor”. Giáo sư Michael Leach, chuyên viên về Đông Timor tại đại học kỷ thuật Swinburne ở Melbourne.
Nếu biên giới lãnh hài được ấn định ở giữa hai nước, thì các mỏ dầu khí sẽ hoàn toàn lọt vào hải phận của Đông Timor.
Một chuyên viên về vấn đề Đông Timor là giáo sư Damien Kingsbury tại đại học Deakin cho biết, chính phủ liên bang có thể lo sợ trong việc bị đòi hỏi, phải trả tiền thuê mỏ.
“Có những quan ngại là chuyện nầy sẽ dẫn đến khả năng là Nam Dương cũng yêu cầu qui định lại biên giới lãnh hải, theo đúng luật pháp quốc tế về biển”.
Được biết phúc trình của Ủy hội, sẽ không có hiệu lực cưỡng bách về mặt pháp lý.
Một chuyên viên về Đông Timor, tại đại học kỷ thuật Swinburne ở Melbourne, giáo sư Michael Leach nói rằng, phản ứng của Úc sẽ được cả thế giới theo dõi.
“Nước Úc có lập trường mạnh mẽ đối với Trung quốc về vấn đề biển Đông, khi thúc giục họ tôn trọng luật pháp quốc tế. Thế nhưng việc nầy rõ ràng nêu tính chất trước sau như một, liên quan đến đến tranh chấp với Đông Timor”.
Được biết, Đông Timor đã chiến đấu trong suốt 25 năm để giành được độc lập từ Nam Dương, hầu thiết lập chủ quyền trên lãnh thổ hiện nay.
Với tuyên bố của Toà án Trọng tài Thường trực Liên hiệp quốc, Đông Timor nay chiến thắng về mặt biểu tượng và trên phương diện ngoại giao, trong chiến dịch lâu dài nhằm đòi hỏi phần chia lớn lao hơn về trữ lượng dầu hỏa và khí đốt, nằm dưới biển Timor.
Dili muốn có một biên giới lãnh hải vĩnh viễn, điều đó có nghĩa là nước Úc phải trả lại các phần biển thuộc về Đông Timor, cũng như hàng tỷ đô la về lợi tức về khai thác dầu khí sắp được khai thác.
Chính phủ Úc đã thất bại trong cố gắng cuối cùng, nhằm tránh được một tiến trình hòa giải có tính cách bó buộc, để thương thuyết về biên giới lãnh hải.
Mặc dù chưa có biên giới lãnh hải, Úc và Đông Timor tách biệt nhau qua 3 hiệp ướ,c chia xẻ quyền lợi về dầu khí, đặc biệt là thỏa ước vào năm 2006 chiếm phần lớn mỏ Sunrise, một khu vực dự trữ được đánh giá đến 40 tỷ đô la.
Đông Timor đồng ý giữ lại tham vọng về việc phân chia lãnh hải, để đổi lại phần chia lợi tức tốt hơn.
Các nhà lãnh đạo Đông Timor không ưa thích việc thương thuyết hiệp ước và nghi ngờ các nhà thương thuyết của Úc, đã thu thập được nhiều tin tức.
Kế đến xảy ra cáo buộc là Úc đã theo dõi Đông Timor trong suốt thời gian hội nghị, đây là việc mà Canberra không hề biết đến, thế nhưng kể từ khi Đông Timor cho rằng hiệp ước về khu vực mỏ Sunrise không được tôn trọng, thì Úc không còn muốn đàm phán nữa.
Được biết, tiến trình hòa giải sẽ diễn ra bí mật vào năm tới và sẽ có 12 tháng để hoàn tất.