Ủy ban Phát triển Kinh tế Úc Châu gọi tắt là CEDA cho biết, phí tổn về việc không đáp ứng được tài năng tốn phí ít nhất là 1 phần 4 tỷ đô la, đối với lương bổng từ năm 2013 cho đến 2018.
Chẳng hạn như việc không phù hợp xảy ra, khi một kỹ sư có bằng cấp hẳn hoi, lại làm nghề tài xế xe Uber.
Có khoảng 23 phần trăm các di dân có tay nghề hay 34 ngàn người tại Úc, hiện làm việc dưới khả năng tay nghề của họ.
Trong khi đó, đại dịch COVID-19 khiến cho việc chuyển đổi nhanh chóng sang thế giới kỹ thuật số và có những lời kêu gọi, nên có các thay đổi về cơ cấu trong hệ thống di trú, nhằm phục hồi nền kinh tế một khi đại dịch qua đi.
Ông Vijesh Cheruvathur là một chuyên viên tin học IT từ Ấn Độ, có 15 năm kinh nghiệm trong lãnh vực nầy.
Ông có bằng Cao Học Quản trị Kinh doanh, bằng kỹ sư điện toán và đã làm việc trên khắp Âu Châu, Á Châu và Trung Đông, thế nhưng không thể tìm được việc làm thích hợp tại Úc.
“Việc đó tiếp tục khó khăn và gây khó khăn rất nhiều, không có nhiều phản hồi từ cơ quan tuyển dụng".
"Vì vậy mọi chuyện khó khăn và chuyện xin việc không thành công, tôi đã cạn kiệt tiền tiết kiệm".
"Đó là lúc tôi quyết định nhận bất cứ việc gì có sẵn tại thời điểm đó và như tôi đã nói với quí vị, tôi đã nạp đơn từ 300 đến 400 công việc”, Vijesh Cheruvathur.
Ông di cư sang Úc 2 năm trước, thế nhưng sau nhiều tháng gặp nhiều thất vọng, ông chấp nhận bất cứ công việc nào kiếm được, chỉ để tồn tại mà thôi.
“Tôi bắt đầu làm việc cho Bưu Điện Úc, với tư cách là một nhân viên tham vấn về dịch vụ khách hàng, một lần nữa hoàn toàn là một vai trò khác lạ, chẳng có dính líu với bất cứ lãnh vực chuyên môn nào của tôi cả”, Vijesh Cheruvathur.
“Hãy xem, việc tốt nhất ở đây vào lúc nầy là kiên nhẫn, quí vị hãy chịu đựng và tiếp tục tìm kiếm cơ hội”, Vijesh Cheruvathur.
Đại dịch COVID-19 khiến cho nỗ lực của ông để tìm việc lại càng khó khăn hơn và trường hợp của ông không phải là đơn lẻ.
Một phúc trình của CEDA tìm thấy, có 1 phần 4 các di dân có tay nghề hiện làm việc dưới kỷ năng của mình.
Bà Melinda Cilento là Giám đốc của CEDA cho biết.
"Những gì tôi đề nghị là một dụng cụ để thích hợp hóa công việc trên mạng, hầu các di dân có tay nghề có thể cho biết yêu thích của họ khi đến Úc, cũng như khả năng họ có".
"Sau đó họ có thể được chính phủ hay các doanh nghiệp có quảng cáo công việc và khả năng mà họ cần đến, vì vậy quí vị sẽ được đáp ứng đúng lúc”, Melinda Cilento.
Còn ông Naishadh Gadani là một huấn luyện viên về nghề nghiệp và đã thành công trong việc tìm việc làm thích hợp cho hơn 500 di dân, trong 13 năm qua.
Ông cho biết, một trong các rào cản chính yếu là thiếu kinh nghiệm làm việc tại địa phương.
Trong khi hoan nghênh các đề nghị trên mạng, ông cho biết thái độ tại nơi làm việc cũng cần phải thay đổi.
“Tôi có bạn bè ở Mỹ và cho biết họ chẳng tìm thấy kinh nghiệm tại địa phương chút nào tại Mỹ, ngay cả đối với các sinh viên quốc tế nữa, mà các nhà tuyển dụng chỉ tìm kiếm các tài năng mà thôi".
"Tôi nghĩ các chủ nhân cần có giáo dục tốt hơn, để cho các di dân mới đến một cơ hội”, Naishadh Gadani.
Còn ông Cheruvathur hy vọng, với việc nước Úc thoát ra khỏi cơn đại dịch, thì cơ hội của ông sẽ gia tăng.
“Hãy xem, việc tốt nhất ở đây vào lúc nầy là kiên nhẫn, quí vị hãy chịu đựng và tiếp tục tìm kiếm cơ hội”, Vijesh Cheruvathur.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại