Đối với giáo viên tiếng Hoa là bà Dương Phương Linh, thì giáo dục là một niềm đam mê cả đời của bà.
Vì vậy khi di cư sang Úc, việc lấy các bằng cấp là chuyện ưu tiên nhất của bà.
“Dạy học trong 15 năm qua, nó trở thành một phần trong cuộc sống của tôi".
"Đó là một thói quen và là con đường duy nhất tôi tìm thấy niềm vui trong cuộc sống”, Dương Phương Linh.
Thế nhưng ngay cả có nhiều năm kinh nghiệm, việc chuyển đổi từ khả năng sư phạm tại Trung Quốc sang Úc rất phức tạp và phần nhiều môn học của bà không được chấp nhận.
“Một vài tiết mục có thể chuyển đổi bởi vì hệ thống hoàn toàn khác biệt".
"Kiểu cách Tây Phương và Đông Phương đã khác nhau, rồi ngôn ngữ khác biệt và phương pháp sư phạm cũng khác”, Dương Phương Linh.
Nay với sự giúp đỡ của một khoá đặc biệt tại trường đại học, bà có thể làm việc tại các trường học Úc chỉ trong thời gian một năm.
Bà là một trong số 60 giáo viên bắt đầu bằng Cao Học hay Thạc Sĩ Giáo dục qua Viện Ngôn ngữ Cộng đồng tại Sydney và đại học cộng tác là Đại học Miền tây Sydney cũng như Đại học Công Giáo Úc Châu.
Mục tiêu là đề ra một con đường dễ dàng vào hệ thống trường học chính mạch của Úc.
Những người nầy mới hoàn tất năm đầu tiên của bằng cấp nói trên.
Giáo sư Ken Cruickshank là Giám đốc Học Viện về Ngôn ngữ nói rằng, câu chuyện cuả bà Linh không đơn độc, mà có rất nhiều giáo chức ở nước ngoài có khả năng bị kẹt trong hệ thống nầy.
“Chúng tôi ước lượng có khoảng 6 ngàn giáo viên tại Úc ở trong hoàn cảnh nầy".
"Chúng tôi thực hiện một cuộc nghiên cứu hồi năm rồi, về các thầy cô giáo trong các trường học ngôn ngữ cộng đồng ở New South Wales và tìm thấy, có 80 phần trăm trong số 3 ngàn giáo viên muốn trở thành giáo chức tại Úc".
"Thế nhưng chỉ có 2 phần trăm có thể thực hiện chuyện nầy".
"Vì vậy, căn bản là chúng ta có rất nhiều giáo viên có kỷ năng về khoa học, toán học và ngôn ngữ, nhưng lại không thể tham gia vào hệ thống giáo dục”, Ken Cruickshank.
Ông cho biết, tình trạng hiện hết sức phức tạp, mất thời gian và tốn kém.
“Nhiều giáo viên đầu quân vào hệ thống trường dạy ngôn ngữ cộng đồng, họ tình nguyện trong công việc nầy, nhưng rồi họ nghĩ, tôi muốn trở thành một giáo chức trường học hệ thống trường dạy ban ngày".
"Thế nhưng khó khăn là, con đường dấn thân ở đâu? Chúng tôi tìm thấy trong một cuộc khảo sát, là do sự thiếu thông tin, khi không biết đi đến nơi nào".
"Đó là việc nâng cấp các kỷ năng, cải thiện khả năng Anh Ngữ như thế nào, rõ ràng chẳng có con đường nào cho họ cả”, Ken Cruickshank.
Đại đa số những người ghi danh trong khóa nầy được xem là khóa duy nhất tại Úc, cũng có các phụ nữ, nhiều người đã có con cái.
Vì lý do đó, khoá học được tổ chức một cách linh động, thường vào cuối tuần, qua trang mạng và vào ngày lễ.
Giám đốc Chương trình là bà Maya Cranitch giải thích.
“Chúng tôi đã thương thảo với các đại học khác, để đưa ra một niên lịch và thời khóa biểu tự tạo, theo đó cho phép mọi người có con trẻ và công việc, vẫn có thể làm việc trong các trường dạy ngôn ngữ cộng đồng vào thứ bảy".
"Họ cũng có thể tham gia vào một chương trình được đề ra, vốn được bổ sung từ chương trình dạy toàn phần và thích hợp với các trách nhiệm giảng dạy khác nhau”, Maya Cranitch.
"Nó cũng giống như một đốm lửa nhỏ bắt đầu cháy, rồi những ước vọng và thắp lên những hy vọng”, Dương Phương Linh.
Bà cho biết khóa học cũng bao gồm những lời khuyên của các chuyên gia và cũng được hỗ trợ về Anh Ngữ.
“Rồi có rào cản về việc vượt qua kỳ thi về Anh ngữ, mỗi đại học có các đòi hỏi khác biệt nhau đôi chút, các kỳ thi Anh văn không giống nhau".
"Vì vậy có một rào cản hay một bước khác nữa, trừ phi quí vị có khả năng, thì việc chuẩn bị cho các cuộc thi nầy rất tốn kém”, Maya Cranitch.
Ngay cả vào sáng thứ bảy, bà Anna Chokekchyan, một học viên về ngôn ngữ Armenia cũng phải học đầy đủ.
Chuyên gia về IT gốc Armenia hiện cũng hoàn tất khóa học.
Bà dự tính dùng chuyên môn của mình để dạy về thương mại và mậu dịch tại các trường trung học.
“Ở tuổi 42, tôi quyết định lắng nghe con tim mình và bắt đầu cơ hội làm việc cho một trường ngôn ngữ cộng đồng".
"Đó là cách tôi bắt đầu những bước đầu tiên trong nghề giảng dạy”, Anna Chokekchyan.
Các chuyên gia như ông Cruikshank cho biết, lực lượng giảng dạy hiện lão hóa tại Úc, có nghĩa là quốc gia nầy phải chuẩn bị cho nhu cầu lớn lao về giáo viên, đặc biệt trong các ngành khoa học, kỹ thuật, toán học và ngôn ngữ.
Trong khi đó, việc sử dụng một loạt các giáo chức thuộc các ngành đa dạng nên là điều nên suy nghĩ trước tiên.
“Khó khăn của chúng tôi ở đây là có khoảng 20 phần trăm sinh viên nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là Anh Ngữ tại nhà, cũng như có khoảng 10 phần trăm giáo viên dạy ngôn ngữ cộng đồng".
"Vì vậy chúng tôi cần các giáo viên tại trường có khả năng song ngữ và cũng đa văn hóa, đó là một lợi thế”, Ken Cruickshank.
Trong khi đó, các học sinh tại New South Wales sẽ nhận được các lợi lộc từ các giáo viên như bà Linh và bà Chokekchyan vào năm 2022.
Cả hai cho biết sẽ không chờ đợi.
“Đây là một cơ hội cho các nhân viên giảng huấn hiểu được tốt hơn và cảm ơn cho bản sắc văn hóa của họ, để cỗ võ và tạo nên cảm hứng hầu bảo tồn nó".
"Đó là những gì mà các giáo viên với căn bản khác biệt, có thể mang lại cho nền giáo dục đa văn hóa của nước Úc”, Anna Chokekchyan..
“Tôi muốn làm một cái gì cho cộng đồng, tôi tim thấy nhu cầu lớn lao cho phẩn chất giáo dục cao trong ngôn ngữ mẹ đẻ".
"Nó cũng giống như một đốm lửa nhỏ bắt đầu cháy, rồi những ước vọng và thắp lên những hy vọng”, Dương Phương Linh.
Khóa học dự tính sẽ nhận thêm 100 giáo sinh nữa trong năm 2021.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại