Đại dịch Covid-19 là cơ hội để thế giới cải tổ giáo dục trẻ em?

United Nations secretary general, António Guterres,

United Nations Secretary-General Antonio Guterres. Source: AP

Giáo dục ở khắp nơi bị ảnh hưởng, nhưng có chuyên gia đặt câu hỏi liệu đây có phải là dịp để xem lại cách dạy con cái của chúng ta? Tổng thống Donald Trump quả quyết nước Mỹ làm tốt trong việc chống dịch, trong khi tình trạng ở Nam Mỹ tệ hại hơn.


Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, cho biết đại dịch COVID-19 đã gây gián đoạn cho việc học của hàng triệu trẻ em trên thế giới.

"Đại dịch đang gây gián đoạn chưa từng có cho giáo dục khắp nơi. Từ giữa tháng 7 trường học ở hơn 160 quốc gia phải đóng cửa, ảnh hưởng đến 1 tỉ học sinh. Ít nhất 40 triệu trẻ em không được đi nhà trẻ. Cha mẹ, nhất là những người mẹ phải gánh vát công việc nhà nhiều hơn."

Nhưng ông Guterres nói thực ra trước đại dịch 250 triệu trẻ em đã không được đi học rồi và chỉ có ¼ học sinh trung học ở các nước đang phát triển có được những kiến thức căn bản.

Ông Guterres nói đại dịch có thể là cơ hội để thế giới cải tổ giáo dục.

"Tương lai của giáo dục đang ở đây. Chúng ta có cơ hội cả thế hệ mới có một lần để thay đổi giáo dục. Chúng ta có thể tiến ra phía trước cung cấp giáo dục chất lượng làm bàn đạp cho các mục tiêu thiên niên kỷ. Để đạt được điều đó chúng ta cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng và kiến thức cho công nghệ số, cách mạng hóa cách học và tăng cường mối liên hệ giữa giáo dục chính thức và giáo dục bán chính thức."

Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn khăng khăng số người chết vì Covid-19 ở Mỹ ít hơn ở các nước khác. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên chính trị Jonathan Swan của Axios được chiếu trên HBO, ông Trump nói không thể tính số tử vong trên dân số để rồi nói tình trạng ở Mỹ là rất tệ.

Thống kê cho thấy các vụ gian lận liên quan đến đại dịch đã cướp đi của người dân Mỹ gần 100 triệu đôla kể từ tháng Ba. Các vụ trình báo về gian lận cũng tăng gần gấp đôi tại hầu hết các tiểu bang.

Trong khi đó một toán chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Trung Quốc để bắt đầu điều tra nguồn gốc của Covid-19.

Kết quả cuộc điều tra đang được nhiều người trông đợi, các nhà khoa học, cũng như các chính phủ. Úc là một trong những nước kêu gọi mở cuộc điều tra làm ảnh hưởng đến bang giao với Trung Quốc.

Phát ngôn nhân của WHO, Christian Lindmeier cho biết các cuộc thảo luận với các nhà khoa học Trung Quốc rất hữu ích.

"Toán nghiên cứu đã thảo luận với các khoa học Trung Quốc và được họ cập nhật cho những nghiên cứu dịch tễ cũng như bảng phân tích di truyền, và nghiên cứu trên thú vật. Toán nghiên cứu cũng trao đổi qua video với các chuyên gia về siêu vi khuẩn ở Vũ Hán và giới chức y tế Bắc Kinh."

Một đợt bùng phát mới ở Peru đã làm cho hệ thống y tế kiệt quê. Thủ tướng Pedro Cateriano cho biết đã có hơn 430.000 ca nhiễm và gần 20.000 người thiệt. Trưởng phòng y khoa của bệnh viện Cusco, Dr Diomedes Arias cho biết bệnh viện đã quá tải.  

"Bệnh viện tạm thời mà Tổng thống Vizcarra khánh thành quá tải rồi, 100 giường đã kín bệnh nhân, thậm chí nhiều người phải nằm ngoài hành lang kể từ ngày hôm qua.  Dân chúng bực bội nên chửi bới và hành hung các y tá bác sĩ. Chúng tôi không thể chuyện đó xảy ra vì chính chúng tôi là người chữa trị cho dân chúng kia mà. Chúng tôi không chấp nhận bị đối xử như vậy đâu."

Peru đứng thứ 3 về số ca nhiễm, sau Brazil và Mexico. Trong khi đó Philippines hiện là nước có số ca nhiễm đứng thứ nhì ở Đông Nam Á, sau Indonesia. Tổng thống Rodrigo Duterte đã tái ban hành lệnh phong tỏa sau khi được các bác sĩ khuyến cáo. Hầu hết phương tiện di chuyển công cộng như xe lửa, xe đò và taxi phải ngưng hoạt động. Nhân viên điều phối taxi, Cipriano Quarante cho biết tài xế taxi mất thu nhập ảnh hưởng đến gia đình của họ.

"Hiện 54 đội taxi không được hoạt động, gia đình chúng tôi bị ảnh hưởng vì lâu nay vẫn sống nhờ vào tiền tôi chạy taxi mỗi ngày. Chúng tôi không làm gì được cả trong lúc này và cứ phải chấp hành các biện pháp của chính phủ thôi."

Share