Lần cuối Rajshree Patel và con trai Nevaan được ở cùng nhau tại Úc là từ hồi tháng 7 năm 2019.
Đó là trước khi bé được đưa tới Ấn Độ để sống với ông bà trong khi cô hoàn thành chương trình Cử nhân ngành Y tá, Điều dưỡng.
Và hơn 18 tháng sau đó, họ vẫn chia cách bởi những cánh cửa biên giới khép chặt.
“Tôi cảm thấy như một phần cơ thể của tôi bị tách rời đi, ai đó lấy đi một phần cơ thể tôi… tôi cũng cần cha mẹ tôi chứ.”
Rajshree đến Úc cách đây tám năm, trở thành công dân vào năm 2018, và trong sáu tháng qua, cô đã làm việc ở vị trí y tá viên tại một phòng khám xét nghiệm COVID-19 ở Sydney.
Người mẹ đơn thân, người cũng phải sống với căn bệnh mãn tính, đã nộp đơn ba lần để xin ngoại lệ cho phép cha mẹ đưa con trai về Úc, nhưng mỗi lần đều bị từ chối.
Theo lệnh cấm di chuyển vì COVID-19 của Úc, chỉ có thành viên gia đình trực hệ (tức “immediate family”) của một công dân hoặc thường trú nhân Úc, thì mới được cho phép đi vào.
Hệ thống quy định về nhập cư của Úc định nghĩa “gia đình trực hệ” bao gồm chồng, vợ, hoặc bạn đời, con cái phụ thuộc và người giám hộ hợp pháp.
Cha mẹ không được xếp vào danh sách thành viên gia đình trực hệ.
Trong lần nộp đơn gần đây nhất của Rajshree, chỉ có mẹ cô được cho phép đi vào Úc, thế nhưng cô không muốn chia rẽ cha mẹ mình.
Nữ y tá 31 tuổi cũng đã cân nhắc việc bay tới Ấn Độ, nhưng lo sợ sẽ phải lâm vào cảnh ngộ như hàng chục ngàn người Úc khác mắc kẹt ở nước ngoài.
Đối với tôi, nếu tôi trở về, ai sẽ trả tiền thuê nhà cho tôi ở đây? Nếu như tôi mắc kẹt ở đó tới 6 tháng, hay 4 tháng, tôi sẽ phải bán tất cả mọi thứ, tôi sẽ mất việc.
Roya Salamati hiểu rõ cảm giác này.
Cha cô đã qua đời ở Iran do COVID-19 hồi năm ngoái.
Roya, là công dân Úc, đã nộp hồ sơ xin ngoại lệ để mẹ cô được tới Úc, thế nhưng đã bị từ chối hai lần.
Điều quan trọng đó là các cộng đồng di dân được lắng nghe, họ phải chịu đựng rất nhiều vì việc bị chia cắt này.
Hàng trăm hộ gia đình cùng hoàn cảnh trên khắp nước Úc mới đây đã lên tiếng để kêu gọi một sự thay đổi trong quy định về gia đình trực hệ.
Chiến dịch của họ đã nhận về hơn 11,000 chữ ký trên một bản kiến nghị online, được Dân biểu Tự do Celia Hammond trình lên Quốc hội Liên bang hồi tháng 11.
Trong một phản hồi về bản kiến nghị trên, một phát ngôn nhân từ Bộ Nội vụ nói với SBS News rằng, “Chính phủ ghi nhận những khó khăn trong việc các gia đình mở rộng mong muốn được đoàn tụ, tuy nhiên, hiện tại không có kế hoạch đưa cha mẹ vào định nghĩa gia đình trực tiếp vì mục đích ngoại lệ đi lại.”
Dân biểu Lao động Julian Hill nói rằng, phản ứng của chính phủ không đủ thỏa đáng.
Nếu mà Thủ tướng đã làm hết trách nhiệm lãnh đạo trong năm qua, nếu ông ấy đã chịu trách nhiệm về chương trình kiểm dịch, thì chúng ta đã không phải ở trong tình trạng hỗn độn này, và chúng ta đã không phải chứng kiến những gia đình này bị xa cách một cách nhẫn tâm trong thời gian quá dài.
Rajshree và nhiều người khác vận động cho sự thay dổi này nói rằng họ sẽ tiếp tục đấu tranh.
Để tìm hiểu thêm về các biện pháp hỗ trợ y tế và tài chính trong bối cảnh đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng việt, quý vị có thể truy cập vào địa chỉ: sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại