Khoảng thời gian vừa qua là 12 tháng khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành du lịch vì doanh thu của họ phụ thuộc hầu hết vào thị trường quốc tế.
Theo chủ sở hữu Cầu cảng Sydney, ông David Hammon, doanh thu giảm 80%.
"Khu leo cầu cảng ở trung tâm, nơi thường xuyên là điểm nóng COVID, cho nên mọi người đều tránh đến đây."
Trước việc chương trình trợ cấp JobKeeper sắp kết thúc vào tháng 3, ông nói rằng số lượng nhân viên sẽ phải cắt giảm.
Nhiều nhân viên sẽ phải chuyển sang làm việc bán thời, điều đó sẽ khiến một số người phải rời ngành du lịch và chuyển sang các ngành khác để họ có thể đủ trang trải cuộc sống.
Lãnh đạo phe đối lập Anthony Albanese cũng đang thúc đẩy việc gia hạn có mục tiêu cho chương trình hỗ trợ lương bổng.
Nhưng nhóm vận động hành lang kinh doanh, Australian Industry Group, cho biết JobKeeper đã hoàn thành mục tiêu của mình.
Giám đốc điều hành nhóm này là Innes Willox.
Chúng ta không thể cứ bi quan về nền kinh tế mãi được, điều đó sẽ không hiệu quả.
Ông Willox gợi ý thay vào đó chính phủ nên đầu tư vào giáo dục và đào tạo có mục tiêu trong các ngành như xây dựng, sản xuất và IT.
Mục đích là thu hút những người trẻ tuổi vào làm việc, trong đó 15-24 tuổi nằm trong số những người khó khăn nhất vì đại dịch.
"Chúng ta cần xem xét các chương trình hỗ trợ học nghề có mục tiêu mạnh mẽ hơn, để doanh nghiệp thuê nhiều người học nghề hơn, chúng ta cần xem xét nghiêm túc một chương trình học nghề toàn quốc để cho phép mọi người được trải nghiệm công việc."
Chính phủ hiện có chương trình trợ cấp học việc vì Coronavirus, bao gồm hỗ trợ 50% tiền lương của một học viên mới cho đến tháng 9 năm nay.