Bằng chứng khảo cổ mới cho thấy người Thổ Dân đã dùng côn trùng làm lương thực

Cloggs Cave in Victoria

Cloggs Cave in Victoria Source: SBS

Bằng chứng khảo cổ đầu tiên khá thuyết phục, cho thấy côn trùng là nguồn thực phẩm tại Úc đã được khám phá. Những người chủ truyền thống và các nhà khảo cổ, đã cộng tác trong việc khám phá một tảng đá mài và tìm ra một phần quan trọng trong lịch sử của người Thổ Dân.


Lần đầu tiên trong thế giới khảo cổ, người ta tìm ra các bằng chứng xác thực cho thấy, một loại côn trùng được xem là thực phẩm của người Thổ Dân Úc.

Các dấu vết của loại mối Bogong tìm thấy qua kính hiển vi, trên một mảnh đá mài tại hang động Cloggs.

Các chủ nhân truyền thống đã hướng dẫn việc tìm kiếm, do họ mong muốn biết thêm về quá khứ của ông cha, với sự góp sức của một nhóm nhà khảo cổ tiến hành dự án.

Giáo sư Bruni David thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thổ Dân tại đại học Monash cho biết, đây là một khám phá đáng kể.

"Quả hết sức phấn khởi hiện nay, do chúng tôi chưa tìm ra dấu vết côn trùng trong các tảng đá khảo cổ trước đây, vì rất khó khăn để tìm được".

"Quí vị không chỉ nhìn các bộ xương như thường gặp của các loài vật khác, mà quí vị phải tìm các con vật nhỏ rất khó khăn”, Bruni David.

Đây là sự cộng tác của đại học Monash cùng Tổ Hợp Đất đai và Nguồn nước Thổ Dân Gunaikurnai, trong việc đào xới trong hang Cloggs.

Được biết hang nầy thuộc vùng đất của nhóm Krauatungalung, thuộc bộ tộc GunaiKurnai ở chân đồi phía nam của dải Alps của Úc tại Victoria.

Việc khám phá của họ về vật thể xưa đến 2100 năm, cho thấy những hiểu biết về dinh dưỡng của 65 thế hệ gia đình người Thổ Dân.

Giáo sư David cho biết, nó cũng nêu bật cuộc sống du mục của các gia đình thời đó.

“Nó cũng cho quí vị biết làm thế nào người ta có thể nối kết nhau, cũng như cho biết về việc di chuyển từ một vùng, một nơi, một khu vực đến một nơi khác".

"Trong trường hợp nầy tại chân đồi ở phía nam, có liên hệ đến vùng đất cao".

"Nó cũng cho biết làm thế nào người ta liên kết với nhau, vì những con mối Bogong thường được dùng như thực phẩm trong các lễ hội".

"Các gia đình tụ tập nhau nhiều lần trong năm, trong đó họ thưởng thức món ăn là mối Bogong”, Bruni David.

"Đó là chuyện thực sự đáng kể trong sự cộng tác nầy, chúng tôi có thể thiết lập với đại học Monash về những gì mà các cộng đồng khác nên nghĩ đến và quyết định việc cộng tác”, Russel Mullet .

Dự án cho thấy sự cộng tác hữu ích, đưa đến các câu trả lời cho những câu hỏi, mà bộ tộc GunaiKurnai muốn biết.

Trưởng lão Russel Mullet thuộc bộ tộc nói trên cho rằng, việc khám phá rất quan trọng đối với cộng đồng của ông.

“Lần đầu tiên chúng tôi có thể tìm ra một dụng cụ, có liên hệ với mối Bogong".

"Được biết mối là một nguồn thực phẩm, được tìm thấy trong các hồ sơ khảo cổ về bằng chứng của một dụng cụ, được chế tạo để đào mối và rất hữu ích cho cộng đồng, cũng như nối kết các nhóm với vùng núi non".

"Chúng tôi biết chuyện nầy, do mọi nhóm đều liên hệ đến vùng non nước, thường dính líu đến loại mối nầy”, Russel Mullet .

Ông Mullet cho biết ông hy vọng việc cộng tác như thế này, sẽ tạo hứng khởi cho các thành viên cộng đồng khác, để bắt đầu các cuộc đối thoại với những nhà nghiên cứu trên khắp nước Úc, giúp tìm hiểu thêm về nền văn hóa của họ.

“Việc cộng tác không phải là con đường một chiều, bởi vì khoa học và các nhà khoa học muốn biết rõ sự việc, đó cũng là những gì mà cộng đồng muốn hỏi về quan hệ đến những địa điểm xưa cũ của người xưa".

"Đó là chuyện thực sự đáng kể trong sự cộng tác nầy, chúng tôi có thể thiết lập với đại học Monash về những gì mà các cộng đồng khác nên nghĩ đến và quyết định việc cộng tác”, Russel Mullet .

Được biết việc khám phá các bằng chứng về khảo cổ như loài mối Bogong là những gì mà ông Mullet cho biết, sẽ kể lại về văn hóa Thổ Dân Úc, vốn là nền văn hóa cổ xưa nhất còn tồn tại trên thế giới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share