2020: một năm đầy những đe dọa cho môi trường

سر دیوید اتنبرو در ایسلند

سر دیوید اتنبرو در ایسلند Source: BBC America

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres cho rằng tình trạng của trái đất là quá tệ hại. Ông thách thức các nhà lãnh đạo thế giới để biến năm 2021 trở thành một năm mà nhân loại chấm dứt ‘cuộc chiến chống lại thiên nhiên’.


Chẳng có người dân Úc nào mà lại không biết vì sao những sinh vật yêu dấu nhất của nước nầy, lại bị đe dọa biến mất trong năm 2020.

Hàng ngàn con koala chết trong các trận cháy rừng khủng khiếp vào mùa hè năm rồi và phần lớn những nơi sinh sống của chúng đều bị cháy rụi.

Một người tình nguyện là Kate Banister, cảnh cáo về tương lai của loài vật nầy là hết sức u tối.

“Đó là một thực tế là trong 30 năm, có thể chúng ta sẽ không còn thấy những con koala và các thế hệ tương lai của chúng ta cần có những con vật đó".

"Vì vậy chúng ta hãy hành động, để cứu những con vật nầy”, Kate Banister.

Trong khi đó ông Douglas Thron, một chuyên viên nhiếp ảnh từ máy bay không người lái hay drone ở California, làm việc tại quần đảo Bahamas trong việc sử dụng chiếc drone để định vị và cứu được các con vật, sau khi trận bão Dorian thổi qua quần đảo nầy.

Trong khi làm việc tại đó, ông xúc động sâu xa qua cảnh cháy rừng diễn ra tại Úc.

“Tôi thấy các băng video cho thấy các con koala bị cháy thiêu và người ta tìm cách cứu chúng".

"Ngay khi thấy những cảnh tượng nầy, dường như trong tôi có tiếng nói ‘Tôi đoán sẽ không trở lại California mà sẽ sang Úc’, bởi vì tôi biết máy bay không người lái với tia hồng ngoại của tôi, có thể cứu được vô số con koala”, Douglas Thron.

Được biết chiếc máy ảnh sử dụng tia hồng ngoại giúp nhận ra các con koala dễ dàng hơn.

Mùa cháy rừng tại Úc hồi đầu năm với mức độ chưa từng có trước đây, đã thiêu rụi ít nhất 104 ngàn kí lô mét vuông rừng bụi và giết chết hơn 1 tỷ con vật.

Được biết môi trường sinh thái của Úc về động vật và cây cỏ có thể biến chuyển theo chu kỳ của các trận cháy rừng, thế nhưng mọi chuyện đều khác biệt trong năm 2020, khi diện tích đất đai bao la đã bị thiêu rụi, sau nạn hạn hán và nhiệt độ tăng vọt, do hiện tượng khí hậu thay đổi.

Đó là một trong các yếu tố khiến cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres đề ra thách thức sau đây với các nhà lãnh đạo thế giới.

“Tình trạng của trái đất quả quá tệ hại, thưa quí vị, con người hiện chống lại thiên nhiên và đây là một sự tự hủy diệt”, Antonio Guiterres.

Tuy nhiên không chỉ là nước Úc, với môi trường sinh thái lâm vào tình trạng báo động và gây ra nhiều vấn đề cho nhân loại.

Vụ bùng phát tệ hại nhất của dịch cào cào giáng xuống Kenya và các nước láng giềng trong năm 2020, với hàng tỷ côn trùng gây thiệt hại cho môi trường và mùa màng.

Năm 2020 chứng kiến dịch cào cào ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, tại các nước như Kenya, Ethiopia, Uganda, Eritrea, Ấn Độ, Pakistan, Yemen, Oman, Ả Rập Saudi cũng như Somalia.

Theo Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, dịch cào cào có thể phá hại một diện tích là 29 triệu kí lô mét vuông, với khả năng gây thiệt hại cho cuộc sống của một phần 10 dân số thế giới.

Ông Vitalis Juma là một người, trong các toán tìm cách kiểm soát dịch cào cào.

“Chúng tôi muốn kiểm soát chúng càng nhanh càng tốt trước khi chúng đạt đến giai đoạn tăng trưởng số 5. Các con cào cào sẽ tác hại trở lại. có thể sinh sản và đẻ thêm nhiều trứng. Vì vậy chúng tôi cần kiểm soát chúng thật nhanh chóng”, Vitalis Juma.

Những thay đổi trong điều kiện khí hậu đã tác động trực tiếp đến nông nghiệp, thường là một lãnh vực ít chịu đựng nổi với các thiên tai.

Khi mùa thu kết thúc, các gia đình phần lớn theo Hồi Giáo tại khu vực Kashmir thuộc vùng Hy Mã Lạp Sơn phải chạy đua theo thời gian để canh tác loại hoa nghệ tây hay saffron được xem là loại gia vị quí báu nhất.

Việc trồng trọt loại gia vị nầy rất cực khổ, khi hoa nghệ tây đòi hỏi phải có thời tiết nóng bức ma hè trong khi việc trồng cấy vào mùa đông lạnh lẽo và ướt át, nó chỉ được thu hoạch trong thời gian 2 tuần lễ từ cuối tháng 10 cho đến giữa tháng 11.

Ông Altaf Ahmah là một nông gia trồng nghệ tây saffron cho biết, mức sản xuất giảm xuống từ từ do khí hậu thay đổi và nạn ô nhiễm.

“Mỗi năm trôi qua, chúng tôi hy vọng và chờ đợi sản phẩm saffron hay nghệ tây sẽ gia tăng vào năm tới, thế nhưng thay vào đó, chúng tôi chứng kiến sự giảm sụt trong sản xuất".

"Lý do cho việc nầy là khí hậu thay đổi, các trường hợp hạn hán và ô nhiễm phát sinh từ các nhà máyở các làng mạc lân cận”, Altaf Ahmah.
"Đó là một cảnh tượng khủng khiếp về những gì chúng ta đang làm cho thiên nhiên, không chỉ với biển cả, mà cả trên bộ lẫn trên không”, Sir David Attenborough.
Thế nhưng, không phải mọi thứ đều là tin xấu.

Liên đoàn Quốc tế về việc Bảo tồn Thiên nhiên đã cập nhật ‘danh sách đỏ’ của các chủng loại bị đe dọa hồi tháng 12 cho biết, số bò rừng hoang tại Âu Châu có lần bị diệt chủng trong điều kiện hoang dã, lại gia tăng khoảng 1800 con hồi năm 2003 lên 6200 con hồi năm rồi.

Vì vậy tình trạng của chúng được cải thiện, từ mức độ ‘gặp nguy hiểm’ chuyển sang ‘gần bị đe dọa’.

Được biết loài bò rừng Âu Châu đã được nhận thấy hồi 5 năm trước. tại một căn cứ quân sự của Nga trong thời Sô Viết, nay là một nơi bảo tồn thiên nhiên cho 3 loài vật có móng, đó là bò rừng Âu Châu, một chủng loại xưa có tên là tauros và ngựa rừng.

Ông Dalibor Dostal là giám đốc Cuộc Sống Hoang Dã Âu Châu tại khu bảo tồn nầy cho biết.

“Chìa khóa chính là sự kết hợp của ngựa hoang, bò rừng Âu Châu và bò tauros".

"Ngựa ăn cỏ, bò rừng và con tauros lại nhắm vào các bụi rậm".

"Vì vậy sự kết hợp của chúng mang lại kết quả tốt nhất, đó là chúng tạo ra một khung cảnh khác biệt vốn hiện biến mất tại Âu Châu”, Dalibor Dostal.

Trong khi đó, một nhà thiên nhiên học vốn luôn nêu lên các quan ngại về hành động của con người đối với hành tinh nầy, đó là Sir David Attenborough.

Qua loạt chương trình trên truyền hình, ông đã tạo cảm hứng cho hàng thế hệ, với lòng cảm ơn chân thành thế giới chung quanh.

Thế nhưng năm nay, Sir Dadid 94 tuổi, với lời cảnh cáo trở nên khẩn thiết hơn, như trong một cuộc phỏng vấn được ghi lại cho Quỹ Thế giới Bảo vệ Cuộc Sống Hoang Dã, ông nói về những thay đổi đã chứng kiến. tại rặng san hô Great Barrier Reef ở Úc.

“Tôi nghĩ cảnh tượng gây ngạc nhiên nhất trong thế giới thiên nhiên mà tôi chưa từng thấy và là điều tôi không thể nào quên được, đó là lần đầu tiên tôi lặn ở rặng san hô".

"Quả là một quang cảnh xinh đẹp, phong phú và thay đổi nhiều nhất, trong thế giới thiên nhiên".

"Và rồi tôi đến đúng vào chỗ mà tôi đã thấy lần đầu tiên tại Great Barrier Reef, thay vì những vẻ đẹp của cuộc sống, thì nay nó như là một nghĩa trang, do san hô bị chết".

"Chúng bị giết do nhiệt độ gia tăng, mà con người chúng ta đã gây ra".

"Đó là một cảnh tượng khủng khiếp về những gì chúng ta đang làm cho thiên nhiên, không chỉ với biển cả, mà cả trên bộ lẫn trên không”, Sir David Attenborough.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share