Nhà khoa học đến từ Thâm Quyến, ông He Jianku tại một hội nghị có sự góp mặt của các nhà di truyền học hàng đầu thế giới. Yêu cầu của ông là thay đổi gen của hai bé gái sinh đôi để cho phép chúng chống lại việc nhiễm HIV trong tương lai. Việc này khiến những người tiên phong trong lĩnh vực di truyền học kêu gọi một lệnh cấm năm năm trong việc thay đổi gen của trẻ sơ sinh.
Giáo sư David Liu của Harvard thẳng thắn cho biết.
"Đó là một ví dụ kinh khủng về những gì chúng ta không nên làm với công nghệ mới."
Một kết quả nghiên cứu y khoa vượt bậc đến từ Đại học College London, nơi các nhà nghiên cứu đã báo cáo một cột mốc khác trong nỗ lực chữa nhiễm trùng do AIDS gây ra.
Khi virus Ebola tiếp tục gây chết người ở Cộng hòa Dân chủ Congo, tình trạng xung đột và nghi ngờ đang khiến việc điều trị trở nên khó khăn mặc cho Tổ chức Y tế Thế giới đã giới thiệu các loại vắc xin được cho là có hiệu quả tại khu vực này.
Vào ngày 4 tháng 12, WHO đã xác nhận 2.203 người chết ở Cộng hòa Dân chủ Congo. May mắn là vẫn còn 1.084 người sống sót.
Đầu năm nay, các quốc gia hàng xóm của Cộng hòa Dân chủ Congo đã bắt đầu triển khai nhân viên y tế tại các trạm kiểm soát biên giới và phi trường để ngăn chặn sự lây lan của dịch Ebola.
Bác sĩ sản khoa và nhân viên y tế Benjamin Black đã làm việc cho Tổ chức Y sĩ không biên giới ở Sierra Leone khi Ebola xuất hiện.
"Lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát, tôi hoàn toàn sợ hãi và tôi nghĩ nhiều đồng nghiệp của mình cũng nghĩ như vậy."
Sự bùng phát dịch bệnh Ebola không chỉ gói gọn ở những vùng xa xôi hẻo lánh vùng nông thôn, mà còn lan rộng đến các thành phố, khu vực đô thị.
Ebola không chỉ vượt qua biên giới quốc tế ở châu Phi, việc du lịch qua đường hàng không khiến một vài trường hợp xuất hiện ở nước ngoài, gây ra tình trạng báo động với nhiều quốc gia tin tưởng rằng họ nằm ngoài dịch bệnh này.
Việc thiếu tin tưởng và nghi ngờ về tác dụng của vắc-xin cũng dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi trên toàn cầu vào năm 2019.
Vào tháng 10, nghiên cứu mới của Viện Sanger đã chỉ ra một lý do khác để tiêm vắc-xin cho trẻ em chống lại bệnh sởi.
Trẻ em mắc bệnh sởi có nguy cơ nhiễm các vi trùng khác cao hơn.
Nhà miễn dịch học, Tiến sĩ Velislava Petrova nói rằng virut sởi xóa phần lớn bộ nhớ của hệ thống miễn dịch, vì vậy cơ thể phải xây dựng lại hệ thống phòng thủ chống lại tình trạng nhiễm trùng.
Hàng chục người đã chết trong một dịch sởi gây chết người ở Samoa, với hàng ngàn trường hợp mắc bệnh có thể phòng ngừa.
Trong khi dịch sởi được cho là bắt nguồn từ New Zealand và quét qua Thái Bình Dương, Samoa đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Chuyên gia vắc-xin và bác sĩ nhi khoa có trụ sở tại Hoa Kỳ Peter Hotez đổ lỗi cho phong trào chống vắc-xin hiện nay.
Tiêm vắc-xin sởi ở Samoa đã bị đình chỉ sau cái chết của hai em bé do sử dụng sai liều vào năm ngoái.
Một số người nói rằng việc này tạo tiền đề cho những kẻ chống phá, ngày càng phổ biến trên phương tiện truyền thông xã hội, để truyền bá thông điệp của họ.
Nikki Turner là giám đốc của Trung tâm tư vấn tiêm chủng tại Đại học Auckland.
Trẻ em trên khắp thế giới đang lớn lên trong một thế giới ấm áp sẽ khiến chúng gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác và nặng hơn so với cha mẹ chúng trải qua trong cuộc đời.
"Những người chống tiêm chủng xuất hiện với số lượng lớn khi người ta lo ngại và thiếu tin tưởng. Cốt lõi của vấn đề đang xảy ra ở Samoa là thiếu niềm tin vào vắc-xin và việc cung cấp dịch vụ y tế.
Các nhà khoa học ở Israel đã tiết lộ điều mà họ gọi là trái tim in 3D đầu tiên trên thế giới, sử dụng mô người.
Hy vọng trái tim nhỏ bé sẽ mở đường cho việc cấy ghép mà không cần người hiến tạng, khi mọi bệnh viện có quyền truy cập vào máy in nội tạng 3D.
Giáo sư Chaim Lotan, Giám đốc Viện Herat và Trung tâm Y tế Hadassah, cho biết việc tạo ra nội tạng chỉ là khởi đầu của thử thách:
"Sẽ mất một thời gian để đi từ một trái tim kích thước nhỏ vào toàn bộ trái tim lớn, còn nhiều thách thức khi chúng ta có đủ lượng máu cung cấp cho tim, sẽ là một thách thức khi trái tim đang bơm máu, tất cả các tế bào và cơ bắp được đồng bộ hóa."
Các nhà nghiên cứu đứng sau một thử nghiệm y tế do Úc dẫn đầu cho biết họ đã phát hiện ra một phương pháp điều trị mới cho Lupus, một bệnh tự gây suy nhược hệ miễn dịch ảnh hưởng đến khoảng 20.000 người Úc mà không có cách chữa trị.
Kết quả của thử nghiệm thuốc do Giáo sư Eric Morand từ Đại học Monash dẫn đầu đã được công bố trên Tạp chí Y học New England.
Thuốc mới, được gọi là Anifrolumab, ngăn chặn một loại hormone liên quan đến Lupus.
Giáo sư Morand nói với SBS News rằng hầu hết những người tham gia thử nghiệm đã báo cáo ít bị bùng phát bệnh hơn.
"Chúng tôi hy vọng nếu thuốc này được phê duyệt, nó sẽ được cung cấp nhanh chóng thông qua Chương trình tài trợ Dược phẩm, chúng tôi biết ít nhất 80% bệnh nhân mắc Lupus có thể hưởng lợi từ việc điều trị này."
Cuộc khủng hoảng cháy rừng ở Úc đã làm tăng các vấn đề sức khỏe vào cuối năm.
Countdown, nghiên cứu sức khỏe do thay đổi khí hậu hàng năm được công bố trên tạp chí y khoa Lancet, cho biết trẻ em trên khắp thế giới đang lớn lên trong một thế giới ấm áp sẽ khiến chúng gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác và nhiều hơn so với cha mẹ chúng trải qua trong cuộc đời.
Nghiên cứu này nói rằng sự nóng lên toàn cầu đã gây hại cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng các bệnh tiêu chảy và bệnh do muỗi truyền như sốt xuất huyết và sốt rét cũng như ô nhiễm không khí.