"Tôi không bao giờ mua quà Giáng Sinh hay sinh nhật cho các con."

Giáng sinh có thể xem là thời điểm đắt đỏ và tốn kém trong năm nhưng một số người Úc đang làm những điều khác biệt.

A woman with her children wearing Christmas shirts and reindeer party hats

Cheryln Sue with her two children. Source: Supplied / Cheryln Sue

Cây Giáng sinh của Cheryln Sue đã được dựng lên và các con của cô ấy sẽ được chụp ảnh với ông già Noel. Nhưng không giống như nhiều người Úc, bọn trẻ sẽ không nhận được bất kỳ món quà nào từ cô ấy hoặc ông già Noel.

Bà mẹ hai con 39 tuổi là một trong những phụ huynh đang muốn tổ chức lễ Giáng sinh khác đi, ngay cả khi điều đó "nghe có vẻ kinh khủng" đối với những người khác, cô nói.

Cheryln chưa bao giờ mua quà Giáng sinh hay quà sinh nhật cho cậu con trai 4 tuổi và cô con gái 2 tuổi của mình và không nghĩ các gia đình khác nên cảm thấy áp lực với việc này. Thay vào đó, cô ấy thích tập trung vào việc mang đến những trải nghiệm cho các con.

Cô ấy nói: “Bọn trẻ không cần thứ gì đó chỉ để mở quà hôm đó, chúng hào hứng với cuộc sống, chúng hào hứng với viễn cảnh được thưởng thức cá và khoai tây chiên trên bãi biển vào buổi chiều hôm đó vào ngày Giáng sinh chẳng hạn.

"Bon trẻ hiểu rằng chúng không cần đồ đạc, chúng muốn ra khỏi nhà, chúng muốn gặp mọi người, chúng muốn chơi với mọi người, chúng muốn kết bạn mới, đó là những gì tạo động lực cho chúng hiện giờ, vậy thì sao? đó là một điều xấu sao?"

A woman holding a baby in her arms and cuddling her son in front of some Christmas trees
Cheryln Sue with her two children. Source: Supplied
Cheryln sống ở bờ biển phía bắc của Sydney và nói rằng cô nhận thức sâu sắc rằng mình đang ở một vị trí may mắn cho phép cô có đặc quyền quyết định mình tiêu tiền vào việc gì. Gia đình cô không gặp khó khăn về tài chính và các con cô ấy đã có rất nhiều đồ chơi, vì vậy quyết định không sắm sửa quà của cô ấy không phải là để tiết kiệm tiền.

"Tôi là con một, tôi lớn lên ở Singapore nên bạn có thể tưởng tượng cuộc sống tôi đã từng may mắn thế nào, và giờ cũng vậy," cô nói.

"Tôi biết điều đó nên thực sự là một bước ngoặt khi tôi quyết định đi theo con đường này với các con của mình."

“Chúng tôi cũng ý thức rất rõ rằng trong vấn đề này có rất nhiều sự cạnh tranh... Tôi không muốn [bọn trẻ] tham gia vào bất kỳ cuộc cạnh tranh nào vì nó quá vật chất và sẽ luôn có ai đó có nhiều hơn bạn, sẽ chi tiêu nhiều hơn bạn, và sau đó những người có ít hơn bạn sẽ bị lãng quên."

Mặc dù vậy, lập trường của cô ấy đã khiến gia đình và bạn bè của cô ấy bối rối.
"Ngay cả cha mẹ tôi cũng hỏi: “tại sao con lại làm điều này? Con đang làm gì vậy?'"

Nhưng, cô nói, họ tôn trọng quyết định của cô.

"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là trong một xã hội ngày càng coi trọng vật chất, chúng ta giữ gìn những điều nhỏ nhặt... và biết ơn để trải nghiệm cuộc sống - có quá nhiều thứ để trải nghiệm và bạn không cần đồ chơi để thấy vui."

'Ông già Noel rất bận rộn'

Thay vì tặng quà vào dịp Giáng sinh và sinh nhật, Cheryln cho biết cô chiêu đãi các con những món ăn yêu thích cũng như các chuyến phiêu lưu. Gia đình cô từng du lịch khắp Australia, New Zealand và Châu Á.

Nếu gia đình và bạn bè khăng khăng đòi mua đồ cho con, cô ấy sẽ gợi ý những thứ như trả tiền cho các lớp học jujitsu hoặc vé vào sở thú thay vì đồ chơi.

"Có nhiều trải nghiệm như vậy hay hơn, không nhất thiết là vật chất."
Có nhiều trải nghiệm như vậy hay hơn, không nhất thiết là vật chất.
Và trong khi các con của cô ấy tin vào ông già Noel, Cheryln nói rằng cô ấy đã giải thích với chúng rằng ông ấy đang giúp đỡ những người khác.

“Chúng tôi đã giải thích rằng ông già Noel cực kỳ bận rộn và ông ấy thích tặng quà cho trẻ em, nhưng vì con là một đứa trẻ có rất nhiều thứ và có mọi thứ mình cần nên ông già Noel cần tập trung vào những trẻ khác, những người có thể không có nhiều như con vậy."

Parents and two children pose with Santa
Cheryln Sue's children believe in Santa but don't ask him for gifts. Source: Supplied
Cheryln nói rằng cô đã rất tự hào vào Giáng sinh năm ngoái khi con trai cô yêu cầu ông già Noel ở trung tâm mua sắm địa phương ghé qua chơi với cậu vào dịp Giáng sinh, thay vì mang quà cho cậu.


Cô nói: “Tôi cho rằng chúng ta củng cố tinh thần cho đi đó, đó là điều mà tôi tin rằng Giáng sinh cần hướng tới, chứ không chỉ cho đi vật chất - cho đi thời gian, nỗ lực của chúng ta”.
Tôi cho rằng chúng ta củng cố tinh thần cho đi đó, đó là điều mà tôi tin rằng Giáng sinh cần hướng tới, chứ không chỉ cho đi vật chất - cho đi thời gian, nỗ lực của chúng ta
Năm ngoái, con trai cô cũng đã chọn tặng một chiếc tất Giáng sinh chứa đầy sô cô la cho một người đàn ông vô gia cư, người mà cậu đã hỏi mẹ mình nhiều tháng trước đó.

"Cháu nó cực kỳ quan tâm, hỏi tôi ‘vậy là họ không có đồ ăn hả mẹ? Họ không có đồ ăn sao?' ... Mối quan tâm lớn nhất của một đứa trẻ ba tuổi là họ lấy đồ ăn từ đâu.”

"Khi mới ba tuổi, cháu quyết định muốn chia quà của mình cho người khác và tôi chỉ làm theo sự dẫn dắt của cháu."

Sau đó, cô đã mang con trai đi mua đồ ăn để quyên góp cho Salvation Army.

"Cậu bé rất hạnh phúc," cô nói

A happy young boy hands over a bag full of groceries to a woman
Cheryln's son handing over a bag of groceries to the Salvation Army. Source: Supplied
Cheryln nói rằng mình không phản đối quà tặng nhưng nếu con cô ấy nhận đồ chơi của người khác, chúng sẽ quyên góp một trong những đồ chơi cũ của mình cho tổ chức từ thiện "để chúng có thể đảm bảo rằng đồ chơi cũ của mình sẽ đến tay những đứa trẻ thiếu thốn hơn".

Những đứa trẻ của Meagan nhận được đồ chơi cũ

Meagan Le Coq là một người mẹ khác đang đón Giáng sinh theo cách riêng của mình. Người phụ nữ 37 tuổi sống cùng khu vực với Cheryln ở Sydney, mua đồ chơi cũ cho các con 11 và 7 tuổi của cô.

Cô nói: “Tôi bắt đầu làm điều đó chủ yếu vì tôi nhận thấy rằng bọn trẻ sẽ chơi với thứ gì đó trong vài tháng và sau đó rất nhanh chán.”

"Tôi quyết định rằng việc liên tục mua những món quà mới thực sự khá tốn kém, và khi chúng chơi chán chê, dù sao thì nó vẫn ở trong tình trạng gần như mới."

"Vì vậy, tôi nghĩ rằng có lẽ điều gì đó cũng xảy ra ở các gia đình khác, và đó chính xác là những gì tôi bắt gặp khi tìm kiếm đồ chơi cũ đều ở trong tình trạng gần như mới."
A woman dressed in Christmas dress wears a Santa hat with the words 'Mommy Elf' on it, with her arms around her children.
Meagan Le Coq with her two children. Source: Supplied
"Chúng chưa bao giờ hỏi tôi: 'tại sao cái này không còn trong hộp giấy mới?' ... Đối với chúng, chỉ có niềm vui khi nhận được thứ mà chúng yêu cầu."
Meagan cũng lọc lại đồ chơi với các con của mình vào cuối năm để chọn những món đồ cho vào túi để ông già Noel mang về và tái chế cho những người khác.


Cô ấy cho biết mình cũng có động lực về việc tránh chất thải không cần thiết.



"Khi bạn thấy hội đồng dọn dẹp, có rất nhiều đồ chơi mới bị bỏ lại ở đó mà mọi người có thể đưa lên [Facebook] Marketplace để dành cho người khác."



"Những món đồ chơi đó đều còn mới và sẽ bị chôn và thêm vào chất thải."

A family of four pose with Santa on the beach
Meagan Le Coq poses with Santa along with her husband and two children. Source: Supplied

Trẻ em chấp nhận các cách tiếp cận khác nhau

Trưởng nhóm sư phạm quốc gia Meg Parnell của các trung tâm chăm sóc trẻ em Goodstart Early Learning cho biết trẻ em có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tổ chức lễ Giáng sinh.

Cô ấy nói: “Bọn trẻ hiểu chuyện nhiều hơn những gì chúng ta biết về độ tuổi đó.”

"Chúng có khả năng đưa ra quyết định, không chỉ vì lợi ích tốt nhất của chúng mà còn vì lợi ích tốt nhất của người khác."
Little boy opening Christmas present in front of a Christmas tree
Children can cope with different approaches to Christmas. Source: Getty / Miguel Sanz
Cô Parnell nói rằng những gì trẻ em muốn và cần là hai điều khác nhau
"Những gì trẻ em cần ở chúng ta là thời gian. Chúng cần một người quan trọng khác trong đời với sự gắn bó bền chặt mang lại cho chúng một chỗ dựa an toàn. Một người lớn quan tâm và gắn bó, nói chuyện với chúng, yêu thương chúng, quan tâm đến chúng.”



"Ngoài những nhu cầu cơ bản đó, mọi thứ khác tùy thuộc vào cá nhân mỗi gia đình."

Cô Parnell nói rằng có một thông lệ khác vào dịp Giáng sinh cũng là cơ hội để dạy trẻ em cách đón nhận sự đa dạng.


"Chìa khóa khi phán xét nảy sinh là dạy trẻ cách điều hướng điều đó, rằng đó là cách nhìn mọi thứ của một người và cách của chúng ta cũng không phải là cách đúng đắn, đó chỉ là cách phù hợp với chúng ta."



"Chúng ta nợ trẻ em những cuộc trò chuyện đó để giúp chúng giải nén và vượt qua một số áp lực về cảm xúc và xã hội mà chúng có thể gặp phải xung quanh các quyết định của gia đình."



Bà Parnell cho biết nhiều bậc cha mẹ tự gây áp lực cho mình phải làm mọi việc theo một cách nhất định, đặc biệt là vào khoảng thời gian Giáng sinh. Một cuộc khảo sát của Salvation Army được công bố trong tuần này cho thấy cứ bảy người Úc thì có một người lo lắng về việc con cái họ sẽ bỏ lỡ quà Giáng sinh năm nay do áp lực chi phí sinh hoạt gia tăng.

Bà Parnell nói rằng có nhiều cách cha mẹ có thể giảm bớt căng thẳng.


"Có rất nhiều tổ chức từ thiện hỗ trợ các gia đình và họ đừng bao giờ ngại tiếp cận."



"Ngoài ra, chỉ cần nói chuyện với trẻ em về những thứ chúng có, thực hành về lòng biết ơn, không so sánh với những người khác, tôi nghĩ là điều quan trọng."


Cô ấy nói rằng các gia đình không nên chăm chăm vào những gì họ không thể làm cho con cái của họ hoặc thậm chí nói với con cái rằng họ không đủ khả năng để tổ chức lễ Giáng sinh.


"Tôi nghĩ điều quan trọng là phải tập trung vào 'đây là điều chúng ta có thể làm, đây là điều chúng ta làm trong gia đình mình và đây là điều chúng ta biết ơn.'"

"Biết rằng mối quan hệ mà bạn có với chúng và thực tế là bạn ở đó vì chúng, và bạn quan tâm đến chúng, thực sự là những gì trẻ em cần, vì vậy đừng tự dằn vặt mình."

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 

Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 

Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 13 December 2022 2:21pm
By Charis Chang
Source: SBS


Share this with family and friends