Úc: Nhiều tiệm thịt và cửa hàng bán rau cân thiếu cho khách hàng

Bạn có bao giờ nghi ngờ liệu miếng thịt bò rump steak 250g có được cân đủ như quảng cáo hay thông tin trên nhãn không? Trong khá nhiều trường hợp, lo ngại của bạn là đúng. Nhiều tiệm thịt và cửa hàng bán rau nhỏ lẻ nằm trong danh sách không tuân thủ theo yêu cầu của Viện Đo lường Quốc gia (National Measurement Institute) khi cân hàng cho khách.

Butchers and greengrocers top National Measurement Institute's non-compliance list

Source: Pixabay

Theo tờ nhiều tiệm thịt và cửa hàng bán rau nhỏ lẻ nằm trong danh sách không tuân thủ theo yêu cầu của Viện Đo lường Quốc gia (National Measurement Institute) khi cân hàng cho khách.

Theo phúc trình của Cơ quan Đo lường Quốc gia (NMI) thực hiện vào năm tài chính 2015-16, những cửa hàng bán lẻ thịt và các loại rau quả có tỷ lệ sai phạm cao nhất về việc đo lường hàng và sử dụng các dụng cụ đo trọng lượng không đúng theo yêu cầu.

Phúc trình cho thấy 42% trong số 642 cửa hàng bán lẻ thịt và 50% trong số 332 nhà bán lẻ trái cây và rau quả mà NMI kiểm tra không phù hợp với luật đo lường thương mại.

Cơ quan Đo lường Quốc gia NMI cho biết luật pháp Úc ngăn cấm việc nêu tên và nhạo báng các doanh nghiệp trong trường hợp này, nên họ không thể công khai chi tiết danh sách các cửa hàng sai phạm.

Hội đồng Kỹ nghệ Kinh doanh Thịt Úc (The Australian Meat Industry Council), đại diện cho những cửa hàng bán thịt, đã không trả lời các câu hỏi hay đưa ra bình luận gì với Fairfax Media khi công ty truyền thông này liên lạc.

Martin Clark, giám đốc điều hành của Trung tâm kinh doanh trái cây và rau quả tại NSW (NSW Chamber of Fruit and Vegetable Industries), cũng là người đang thực hiện chương trình Local Greengrocer, giải thích một trong những vấn đề trở ngại cho việc tuân thủ luật cân đo thực phẩm, liên quan đến sự phổ biến các loại thực phẩm đóng gói sẵn.

"Chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng các loại sản phẩm đóng gói sẵn, như táo đóng bịch chẳng hạn, bởi vì chúng rất  tiện lợi", ông nói.

"Nhiều loại trái cây và rau quả được cân đo và dán nhãn chính xác khi đóng gói, nhưng sau đó chúng mất độ ẩm theo thời gian và cân nặng giảm xuống so với nhãn trên bao bì”.
Vegetables
Source: veggieretz-morguefile
Ông Martin Clark bào chữa rằng ngành kỹ nghệ thực phẩm và rau quả đã nhận thức được vấn đề này và đang cố gắng khắc phục, nhưng "trước khi giải quyết mọi chuyện, cân nặng thực tế và bao bì có sự khác biệt".

Ngoài thịt và rau quả, các doanh nghiệp không tuân thủ tiêu chuẩn đo lường quốc gia bao gồm có các cửa hàng bán sỉ nhiên liệu, thủy sản, kim loại quý và đá, cùng các mặt hàng tái chế.

Trong năm tài chính vừa qua, NMI đã kiện 2938 doanh nghiệp vì tội không tuân thủ quy định cân đo hàng hóa, ban hành 186 thư cảnh cáo và 87 khoản phạt với tổng số tiền lên đến $85,100, thấp hơn một chút so với tổng cộng 97 trường hợp vi phạm, bị phạt tổng cộng $92,650 so với năm trước.
Phúc trình cho thấy 42% trong số 642 cửa hàng bán lẻ thịt và 50% trong số 332 nhà bán lẻ trái cây và rau quả mà NMI kiểm tra không phù hợp với luật đo lường thương mại.
Các cửa hàng bán lẻ rau quả đã nhận 8 giấy phạt, trong đó 7 trường hợp liên quan đến việc cân thiếu và các trường hợp còn lại có các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Trong khi các tiệm thịt bán lẻ nhận 5 giấy phạt, 2 trường hợp phạm lỗi cân đo không đầy đủ, và 3 trường hợp còn lại liên quan đến các hoạt động kinh doanh.

Đây là lần đầu tiên NMI tiến hành kiểm tra hoạt động của các cửa hàng tạp hóa trực tuyến.  Cơ quan Đo lường Quốc gia Úc nhận thấy sự bùng nổ mua sắm trực tuyến đã dẫn đến "người tiêu thụ cảm thấy khó khăn để liên lạc với doanh nghiệp khi họ cảm thấy sản phẩm của mình không được cân đong đầy đủ”.

Liên quan đến các cửa hàng tạp hóa trên mạng, NMI phát hiện 27% trong số 93 vụ mua sắm đã cân thiếu cho khách hàng, dẫn đến hai án phạt với số tiền 3550 đô la.

Cửa hàng bán lẻ nông sản trên mạng Aussie Farmers Direct cho biết họ tránh được việc thất thoát cân nặng của thực phẩm đóng gói bằng cách cân nhiều hơn mức bình thường, để trừ hao các khoản hao hụt. Ví dụ đóng gói 1,1 ký táo cho các gói hàng 1 ký.

Đại diện cửa hàng, ông Jim Cooper cho biết: “Chúng tôi thay đổi lại cách cân đo của mình, với những miếng thịt bò 200, 250gram chẳng hạn, chúng tôi cho thêm một ít. Như vậy nếu có vấn đề gì xảy ra, khách hàng vẫn được lợi”.

"Tôi không biết các nhà bán lẻ khác giải quyết chuyện này thế nào, nhưng đó là cách chúng tôi đã thực hiện trong nhiều năm qua và chúng tôi nhận được rất ít phàn nàn hay khiếu nại của khách hàng, đặc biệt về việc trọng lượng của hàng hóa không đầy đủ."

Nhìn chung, sự tuân thủ về đo lượng của các nhà bán lẻ đã cải thiện qua nhiều năm, với 66% doanh nghiệp hoàn toàn tuân thủ trong đợt kiểm tra của NMI vào năm 2015-16, tăng so với 60% vào năm trước.

Các sản phẩm có tỷ lệ đo lường không chính xác cao nhất so với nhãn mác được NMI phát hiện bao gồm thức uống, bánh ngọt và các sản phẩm rau quả.

Các loại sản phẩm có tỷ lệ phần trăm cao nhất về việc cân thiếu bị phát hiện là những thức phẩm nhỏ như salami, hải sản và thịt tươi sống.

NMI đã đưa các vấn đề này ra bàn thảo với Cơ quan đặc trách về Tư pháp của liên bang.

Nhà hoạt động trong lĩnh vực tiêu thụ Christopher Zinn cho biết không nên quá khó khăn với các doanh nghiệp về việc đo lường chính xác sản phẩm của họ.

Ông Christopher nói: "Trong thời đại ngày nay, với những chiếc cân điện tử, rất dễ dàng nhận thấy sự khác biệt từ vài gram. Điều quan trọng là chúng ta duy trì một hệ thống hiển thị trọng lượng hoặc khối lượng rõ ràng trên nhãn của bao bì để người tiêu thụ có thể nhìn vào đó và biết trọng lượng sản phẩm mà họ mua”.



Share
Published 15 March 2017 3:19pm
Updated 15 March 2017 3:58pm
By Bích Ngọc

Share this with family and friends