Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc Úc ‘đạo đức giả’ trong vấn đề tự do báo chí

Một tờ báo thuộc sở hữu của chính quyền Bắc Kinh cáo buộc Úc đã bố ráp nhà của các phóng viên Trung Quốc hồi tháng Sáu và cố gắng che đậy việc này.

Australian journalists Michael Smith (L) and Bill Birtles (R) were forced to leave China after being questioned by police.

Australian journalists Michael Smith (L) and Bill Birtles (R) were forced to leave China after being questioned by police. Source: Twitter via Bill Birtles

 vừa được “giải cứu” khỏi Bắc Kinh và Thượng Hải trong tuần này, sau khi bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn về nhà báo Úc gốc Hoa Cheng Lei.


Highlights:

  • Các cơ quan an ninh Úc đã bố ráp nhà của một số nhà báo Trung Quốc và tịch thu điện thoại, máy tínhcủa họ
  • Hoàn cầu Thời báo nói việc này đã phơi bày thói đạo đức giả của Úc trong việc đề cao “tự do báo chí”
  • Ngoại trưởng Úc cho biết các cơ quan truyền thông Úc sẽ không có đại diện tại Trung Quốc trong một thời gian dài

Đây là lần đầu tiên trong gần 50 năm không có nhà báo Úc nào ở Trung Quốc.

Đáp lại, tờ  hôm thứ Tư tiết lộ các cơ quan an ninh đã bố ráp nhà của một số nhà báo Trung Quốc tại Úc và tịch thu điện thoại, máy tính của họ hồi tháng Sáu.

“Hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của các nhà báo Trung Quốc, và vụ việc đã phơi bày thói đạo đức giả của Úc trong việc đề cao cái gọi là ‘tự do báo chí’,” bài báo viết.
Nếu Úc tiếp tục con đường chống Trung Quốc sai lầm của mình và không lùi bước, nó sẽ phản tác dụng.
Bài báo cáo buộc chính phủ Úc đã cố gắng che đậy các vụ bố ráp, trích dẫn một “nguồn tin thân cận với người trong cuộc”.

Tờ báo cũng đề cập đến chiến dịch #RightToKnow gần đây của các cơ quan truyền thông Úc, nhằm chống lại các điều luật mà họ cho rằng hạn chế quyền tự do báo chí.
Cho dù Úc có cố gắng che đậy điều đó đến đâu, họ cũng không thể che giấu thói đạo đức giả và các tiêu chuẩn kép trong việc thực hành cái gọi là quyền tự do báo chí.
 cho biết cuộc bố ráp các nhà báo Trung Quốc xảy ra vào ngày 26/6, cùng thời điểm Cảnh sát Liên bang Úc khám xét nhà của dân biểu Lao động NSW Shaoquett Moselmane vì cáo buộc có liên hệ với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne hôm thứ Ba nói rằng thật “đáng thất vọng” khi các cơ quan truyền thông Úc sẽ không có đại diện tại Trung Quốc trong “một thời gian dài”.

“Tất nhiên, Úc là một nước ủng hộ mạnh mẽ tự do báo chí,” bà nói.
Cheng Lei was working as a business anchor for Chinese state broadcaster CGTV before her arrest.
Cheng Lei was working as a business anchor for Chinese state broadcaster CGTV before her arrest. Source: CGTN
Căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc đã gia tăng sau khi bà Cheng Lei, một người dẫn chương trình nổi tiếng của đài CGTN, .

“Mối quan hệ tổng thể [giữa Trung Quốc và Úc] tiếp tục lún sâu,” ông David Brophy, giảng viên cao cấp về lịch sử Trung Quốc hiện đại tại Đại học Sydney cho biết.

Giới chức Trung Quốc nói rằng bà Cheng bị bắt giữ vì nghi ngờ “”.

“Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra theo quy định của pháp luật,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói, đồng thời cho biết “các quyền và lợi ích hợp pháp của bà đều được bảo vệ đầy đủ theo luật định”.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 9 September 2020 8:33pm
Updated 12 August 2022 3:16pm
By Maani Truu, Đăng Trình

Share this with family and friends