Highlights
- Hai phóng viên Úc tại Trung Quốc bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh và yêu cầu thẩm vấn
- Giới chức ngoại giao Úc đã can thiệp để hai người này được về nước
- Bắc Kinh tăng cường quấy rối các phóng viên ngoại quốc trong năm qua
Hai phóng viên người Úc cuối cùng tác nghiệp tại Trung Quốc đã rời khỏi nước này sau khi cảnh sát yêu cầu thẩm vấn họ, trong một tình huống được mô tả là “đáng tiếc và đáng lo ngại”.
Bill Birtles (ABC) và Michael Smith (Australian Financial Review) đã bị cấm xuất cảnh khỏi Trung Quốc cho đến khi họ trả lời những câu hỏi của nhà cầm quyền về .
Sự việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc gia tăng, và Trung Quốc từ chối gia hạn thẻ nhà báo của một số ký giả hợp tác với các công ty truyền thông Hoa Kỳ.
Các nhân viên an ninh Trung Quốc đã đến nhà của hai phóng viên Úc vào tuần trước, khiến họ phải xin tá túc trong các cơ quan ngoại giao của Úc trong vài ngày.
Giới chức ngoại giao Úc đã phải thương lượng với chính phủ Trung Quốc để giúp hai nhà báo này xuất cảnh.
Họ đáp xuống phi trường Sydney vào sáng hôm nay.
Ông Smith nói với AFR rằng “thật tuyệt khi trở về nhà an toàn sau năm ngày khó khăn”.
“Việc cảnh sát đến nhà tôi vào đêm khuya thật đáng sợ và không cần thiết, đồng thời làm nổi bật áp lực mà tất cả các phóng viên nước ngoài đang phải gánh chịu ở Trung Quốc,” ông nói.
Còn ông Birtles thì nói với ABC rằng đây “không phải là một trải nghiệm tốt đẹp”.
Tổng biên tập AFR Michael Stutchbury và biên tập viên Paul Bailey cho biết việc nhắm mục tiêu vào hai nhà báo đang tác nghiệp là “đáng tiếc và đáng lo ngại và không có lợi cho mối quan hệ hợp tác giữa Úc và Trung Quốc”.
Theo ABC, các nhà ngoại giao Úc đã cảnh báo ông Birtles rằng ông nên rời Trung Quốc vào tuần trước, thế nhưng bảy nhân viên cảnh sát đã đến căn hộ của ông vào đêm trước chuyến bay và nói rằng ông bị cấm xuất cảnh.
Ông Birtles đã liên lạc với đại sứ quán Úc và xin tá túc tại đây trong vài ngày trước khi ông bị giới chức Trung Quốc thẩm vấn và cho phép về nước.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne xác nhận hai nhà báo này đã nhận được sự hỗ trợ của lãnh sự, và cho biết người Úc vẫn được khuyên không nên đi dến Trung Quốc vì có thể bị bắt giữ vô cớ.
“Chính phủ Úc tiếp tục hỗ trợ lãnh sự cho các công dân Úc bị giam giữ tại Trung Quốc, bao gồm cả cô Cheng Lei. Chúng tôi không thể đưa ra bình luận gì thêm do các nghĩa vụ về quyền riêng tư,” bà Payne nói.
Cheng Lei, Anchor, CGTN, at the Web Summit in Lisbon, Portugal in 2019 Source: Getty
Trung Quốc tăng cường gây hấn
Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc Peter Jennings cho biết vụ việc này cho thấy cách đối xử “kinh khủng” của Trung Quốc đối với các phóng viên ngoại quốc trong năm qua.
“Bất kỳ nhà báo nào ở Trung Quốc cũng có nguy cơ bị đối xử kiểu này… chúng ta không nên ngạc nhiên,” ông nói.
“Nếu tôi là một nhà báo Úc đang làm việc tại Trung Quốc ngay bây giờ, tôi sẽ rất lo lắng rằng chính quyền sắp sửa gõ cửa nhà tôi.”
Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Úc-Trung đang trở nên căng thẳng hơn kể từ khi đại dịch coronavirusbùng phát.
“Chúng ta đang đối đầu với một Trung Quốc mới – một Trung Quốc với chính sách ngoại giao chiến lang đang gây hấn với mọi quốc gia trên thế giới,” ông nói.
Ông Peter Greste, phát ngôn nhân của Liên minh vì Tự do Báo chí, kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho phép các phóng viên Úc và quốc tế quay lại làm việc “mà không bị cản trở hoặc quấy rối”.
“Tin tức này, xuất hiện ngay sau vụ bắt giữ nhà báo Úc Cheng Lei – mà không có lời giải thích nào – cho thấy Trung Quốc đã trở nên không nhân nhượng khi đối mặt với sự giám sát độc lập mà báo chí chân chính mang lại,” ông nói.
“Chúng ta cần trao đổi cởi mở về vấn đề này và cam kết về một nền báo chí tự do hơn.”
Liên minh Truyền thông, Giải trí và Nghệ thuật cũng lên án cách đối xử với hai nhà báo trên, và cho rằng hành động này thể hiện “một điểm thấp đáng kể trong quan hệ giữa truyền thông nước ngoài với Trung Quốc trong gần 50 năm.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại