Thực tập không lương: đúng hay sai?

Cửa hàng thức ăn nhanh Hungry Jack vừa bị tố cáo bóc lột nhân viên sau khi đăng quảng cáo tuyển nhân viên thực tập với giá rẻ mạt chỉ có hơn $6/giờ. Và câu chuyện thực tập/thử việc có lương hay không lương cũng luôn là vấn đề gây tranh cãi, nhất là trong lĩnh vực ăn uống ngay ở cộng đồng người Việt.

Waitress walking with plates of food

Source: Getty Images

Hungry Jack: tuyển lao động thời vụ dưới danh nghĩa thực tập

Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Hungry Jack đã bị cáo buộc là lợi dụng chương trình hỗ trợ thực tập của chính phủ để tuyển lao động phục vụ lợi ích riêng cho các cửa hàng ở Sydney trong mùa hè này.

Theo Nghiệp đoàn Thức ăn nhanh và Bán lẻ (RFFWU), chuỗi thức ăn nhanh Hungry Jack đang lợi dụng chương trình PaTH của chính phủ để tuyển nhân viên thực tập thay vì lẽ ra họ phải tuyển nhân viên thời vụ.

Theo mẩu quảng cáo của Hungry Jack, công ty này đang tuyển dụng nhân viên thực  tập làm việc trong mùa hè với thời gian làm việc là 15 tiếng mỗi tuần và mức lương là $6.60 mỗi giờ làm.
Hungry Jack advertisement
Hungry Jack advertisement Source: Facebook
Theo chương trình PaTH của chính phủ, thực tập sinh sẽ làm việc từ 15 đến 25 tiếng mỗi tuần trong vòng 4 – 12 tuần, và nhận $200 mỗi 2 tuần từ chính phủ, tính ra khoảng $4/giờ.

Và công việc thực tập nghĩa là người lao động sẽ làm thử cho công ty trong một thời gian nhất định (từ 4  - 12 tuần) để xem có phù hợp cho một công việc dài hạn hay không.

Chính phủ khi đó sẽ trả cho doanh nghiệp $1,000 là chi phí nhận người thực tập.

Tuy nhiên công việc tại Hungry Jacks là công việc làm thực sự trong vụ hè chứ không phải thực tập, và không có bảo đảm nào sẽ còn việc sau 3 tháng hè.

Hiện mẩu quảng cáo của Hungry Jack đã bị gỡ xuống, tuy nhiên những nhận xét giận dữ chỉ trích đã ngập tràn mạng xã hội.

Thử việc không lương: có phải chuyện 'thuận mua vừa bán'?

Chuyện thực tập/thử việc không lương đã xảy ra từ lâu và vẫn tồn tại dù rằng đã có luật pháp rõ ràng về vấn đề này. Như hồi năm ngoái đã phát hiện ra rất nhiều doanh nghiệp sai phạm ở trong mọi lĩnh vực, từ các công ty cung cấp thiết bị y tế, các doanh nghiệp startups về ứng dụng điện thoại, viết web, địa ốc, bán hàng gia dụng online, xây dựng, cung cấp dịch vụ chỗ ở, nối tóc… Và không chỉ những doanh nghiệp nhỏ, Marley Spoon và L’Occitane chỉ là một trong số những công ty đa quốc gia nằm trong danh sách này.

Mới đây trên một diễn đàn của du học sinh tại Melbourne đã có một cuộc tranh luận sôi nổi cũng về chủ đề liên quan.
Ad on Facebook
Source: Facebook
'Lời nhắn nhủ' ngay lập tức nhận được rất nhiều chia sẻ, hầu hết là đồng tình từ phía du học sinh, nhiều người trong số đó chia sẻ họ cũng đã từng là nạn nhân của những người chủ mượn chuyện thử việc để không trả lương. Và chuyện này không chỉ xảy ra trong ngành dịch vụ ăn uống mà còn trong lĩnh vực làm đẹp, địa ốc...
Ad on Facebook
Source: Facebook
Ad on Facebook
Source: Facebook
Ad on Facebook
Source: Facebook
Ad on Facebook
Source: Facebook
Bên cạnh những nhận xét đồng tình, và có phần giận dữ của nhiều bạn, thì cũng có những ý kiến lại cho rằng đây là chuyện 'thuận mua vừa bán'
Ad on Facebook
Source: Facebook
Có người còn cho rằng lỗi một phần thuộc về người đi xin việc đã không tìm hiểu kỹ. Thậm chí đây là 'cái giá phải trả' nếu người đó không rành tiếng Anh, ít kinh nghiệm nên phải chấp nhận việc không lương để được học.
Ad on Facebook
Source: Facebook

Khi nào Thực tập được trả lương?

Theo , một trong những điểm khác biệt giữa một nhân viên và một thực tập sinh, là ‘nếu công việc đó vốn dĩ phải do một nhân viên của công ty hoàn thành, hoặc là một công việc mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đó bắt buộc phải làm, thì người làm việc đó phải là một nhân viên, chứ không phải là thực tập sinh.”

Nói một cách dễ hiểu, nếu một người thực tập làm những công việc mà nếu không có người thực tập đó thì một nhân viên khác của công ty phải làm, thì đó là công việc phải được trả lương.

Tuy nhiên, dù đã có luật cụ thể, nhưng việc thiếu hành động chống lại tập quán thuê mướn thực tập bất hợp pháp tạo ra một lỗ hổng rõ ràng cho việc công khai bóc lột nhân công.

Những người trẻ cũng cần phải được thông tin về thực tập để bảo đảm họ không ngây thơ đồng lõa với văn hóa sai phạm này.

Và cuối cùng, thực tập được hiểu là để cải thiện kỹ năng cho thực tập sinh, chứ không phải để bóc lột họ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 25 December 2018 4:44pm
Updated 25 December 2018 5:11pm
By Hương Lan

Share this with family and friends