Thông tin trên Facebook có thể khiến visa bị từ chối

Bộ Di trú Úc đã từ chối cấp visa trong một trường hợp xin Visa Bảo Vệ vì những thông tin trên Facebook khác với tuyên bố trong hồ sơ của ông này.

Social apps

Có thể những gì bạn đăng tải trên Facebook là "thông tin" có giá trị "bằng chứng" đối với Bộ Di trú Source: Pixabay

Tòa Federal Circuit Court của Úc vừa ra phán quyết rằng những thông tin trên trang Facebook của một người nộp đơn xin visa là “thông tin” (information) có giá trị làm “bằng chứng” (evidentiary material).

Phán quyết này đưa ra trong trường hợp của một người Bangladesh mong muốn được cấp (Protection Visa) ở Úc.

Khẩn nguyện thư yêu cầu được cấp Visa Bảo Vệ của người đàn ông Bangladesh 36 tuổi này trước đây đã bị đại diện của Tổng trưởng Di trú từ chối một lần vào tháng Bảy 2014.

Nguyên đơn đã đến Úc với visa du lịch vào tháng Mười 2013 này, trong thư xin được cấp Visa Bảo Vệ nói rằng ông đã cải đạo, từ Hồi giáo qua Thiên Chúa giáo trước khi rời Bangladesh. Ông cũng tuyên bố rằng ông đã được rửa tội tại một nhà thờ ở Úc sau khi đến đây.

Người nộp đơn tuyên bố rằng ông sẽ phải sống trong sợ hãi suốt đời về sự an toàn của mình nếu ông phải quay trở lại Bangladesh, vì sự cải đạo này.

Tuy nhiên, Bộ Di Trú đã kết luận rằng ông đã bịa đặt khi tuyên bố rằng ông đã cải đạo qua Thiên Chúa giáo.

Trong cuộc phỏng vấn của ông với một nhân viên của Bộ Di Trú, người nộp đơn đã nghe nhân viên Di Trú nhắc đến việc trang Facebook của ông vẫn để thông tin ông là một người Hồi giáo.

Tuy nhiên, trong thư Bộ Di trú gửi ra thông báo quyết định đã không nhắc gì đến thông tin trên Facebook như một lý do đưa đến quyết định từ chối cấp visa cho trường hợp này.

Trong khi nộp đơn xin tái xét quyết định này lên tòa trọng tài hành chính Administrative Appeals Tribunal, tòa nói rằng thông tin trên trang Facebook của ông bất nhất với sự tự nhận đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo. Và tòa ủng hộ quyết định từ chối đơn xin Visa Bảo Vệ.

Tại tòa Federal Circuit Court, đại diện pháp lý của người nộp đơn nói rằng phán quyết của Tòa Trọng tài đã có một lỗi trong quy trình, theo đó tòa Trọng tài đã không cung cấp thông tin cụ thể và rõ ràng về bằng chứng Facebook.

Trong khi đại diện của Tổng trưởng Di Trú lại nói khác, với tuyên bố rằng trang Facebook đã không được dùng như “thông tin”, và quyết định chỉ dựa vào độ tín nhiệm của người nộp đơn.

Tuy nhiên, thẩm phán Dowdy cương quyết cho rằng các tài liệu trên trang Facebook thực sự là "thông tin" và rằng người đàn ông Bangladesh này lẽ ra nên được cung cấp thông tin rõ ràng về điều đó.

Thẩm phán để qua một bên lệnh của Tòa Trọng tài, xem xét rằng người nộp đơn đúng ra nên được thông báo lý do ông bị từ chối visa.

“Trang Facebook của ông ấy, ít nhất là đã “hạ thấp” tuyên bố của ông về nỗi sợ hãi bị tổn hại và bị đàn áp vì lý do ông khăng khăng theo Thiên Chúa giáo.

“Theo đó, với cách mà vụ này được xét xử, quyết định của Tòa Trọng tài, mặc dù những phát hiện khác là vững chắc, đã dẫn đến kết quả tòa không thấy thuyết phục chuyện người nộp đơn đáp ứng được các tiêu chí trong Công ước Tị nạn mục s.36(2)(a) hoặc các nghĩa vụ bảo vệ theo điều s.36 (2)(aa) là hợp lý, cần được đặt sang một bên”, bản án được viết như vậy.

Như vậy, tòa Federal Circuit Court công nhận thông tin trên Facebook là “bằng chứng” cho quyết định cấp hay từ chối visa trong trường hợp này.

Nếu Bộ Di trú Úc đã tìm đến những thông tin trên Facebook với hồ sơ xin visa trong một trường hợp, câu hỏi đặt ra là họ có đối chiếu thông tin trên Facebook (và các mạng xã hội khác) của những người nộp đơn xin visa khác? 


Share
Published 7 September 2016 6:16pm
Updated 12 August 2022 4:02pm
By Shamsher Kainth, Trinh Nguyen

Share this with family and friends