Tên họ người xin visa tị nạn bị công khai trong một vi phạm bảo mật dữ liệu của Tòa án Liên bang

Tên đầy đủ của hàng trăm người xin chiếu khán bảo vệ đã bị công bố trên trang mạng của Tòa án Liên bang Úc trong một vụ rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng có khả năng khiến những người xin tị nạn có nguy cơ bị tổn hại.

Commonwealth Courts Portal

Commonwealth Courts Portal Source: Screenshot https://www.comcourts.gov.au/

xác nhận rằng trong nhiều năm, Tòa án Liên bang, thông qua cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được của Tòa, đã tiết lộ tên của những người nói rằng họ đã bị bức hại ở quê nhà của mình.


Highlights:

  • Tòa án Liên bang đã công bố tên của những người nói rằng họ đã bị bức hại ở quê nhà họ, có khả năng khiến họ gặp nguy hiểm.
  • Phát ngôn nhân của Tòa án Liên bang mô tả đó là một “thất bại hệ thống lớn”, việc tiết lộ dữ liệu này là một hành vi phạm tội.
  • Điều tra của ABC thấy có tên của những người xin visa tị nạn từ Việt Nam bị tiết lộ.

Trong một thông cáo, một phát ngôn nhân của Tòa án Liên bang đã mô tả sự phơi bày này là một “thất bại lớn của hệ thống” cho biết tòa án đã xác định được cho đến nay có 400 người xin tị nạn bị công bố tên họ.

Phát ngôn nhân này cũng thừa nhận đây là một hành vi phạm tội theo luật của Liên bang khi tòa án công bố tên của những người xin visa bảo vệ.
Một ngày sau khi ABC nêu vấn đề, Tòa án Liên bang đã vô hiệu hóa chức năng tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu Commonwealth Courts. Tòa án sau đó đưa cơ sở dữ liệu trở lại trực tuyến, nhưng đã gỡ xuống một lần nữa sau khi được ABC thông báo rằng vẫn có thể xem được tên họ.

Luật sư di trú Daniel Taylor, đã đại diện cho một số người trong quá trình xin visa bảo vệ, cho biết ông có những khách hàng đã gặp rủi ro vì sự rò rỉ dữ liệu này.

“[Các nhà chức trách ở ngoại quốc] có thể đọc tiếng Anh rất tốt, họ có thể nhìn những tên họ đó, xác định ngày sinh, và có thể xác định các cáo buộc của họ,” ông Taylor nói.
Sau đó, họ [các nhà chức trách ngoại quốc] có thể đối chiếu những thông tin đó cùng với thông tin mà họ có, rồi có thể kết hợp thành một vụ án nghiêm trọng chống lại bất kỳ người tị nạn nào được xác định này, và gây tổn hại nghiêm trọng cho người xin tị nạn nếu những người này phải quay trở lại quê nhà.

Tên thật được liệt kê bên cạnh chuỗi mã hóa

Trong cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm của Tòa án Liên bang, hồ sơ của những người đã xin visa bảo vệ được liệt kê bằng một chuỗi mã hóa, thường là một tập hợp các chữ cái và số.
Commonwealth Courts portal
Tên đầy đủ của một số người nộp hồ sơ visa tị nạn cũng được liệt kê. Source: Supplied
Nhưng trong một cột riêng biệt, bên cạnh, tên đầy đủ của ít nhất một số người nộp hồ sơ xin visa bảo vệ cũng được liệt kê.

Điều tra của ABC tìm thấy các trường hợp xin visa bảo vệ từ Trung Quốc, Sri Lanka, Việt Nam, Ai Cập và một số quốc gia Trung Đông có tên đầy đủ đã bị tiết lộ.
Trong một trường hợp ABC đưa ra ví dụ, một người đàn ông Việt Nam đã xin visa bảo vệ Safe Haven Enterprise sau khi đến Úc bằng thuyền, nói rằng ông là người Công giáo và là thành viên của một đảng chính trị chống cộng bị cấm hoạt động ở Việt Nam.

Đơn xin visa của ông đã bị từ chối và một đơn kháng cáo sau đó cũng bị Tòa án Liên bang bác bỏ, và tên đầy đủ của người đàn ông này nằm trong số những tên họ đã bị công bố trong vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu của Tòa án Liên bang.

Những người xin tị nạn được liên lạc ‘nếu có thể’

Trước đó, năm 2014, một vụ vi phạm bảo mật dữ liệu nghiêm trọng đã xảy ra khi thông tin cá nhân của hơn 9200 người xin tị nạn bị công bố trên trang mạng của Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới.
Theo Mary Crock, giáo sư luật công tại Đại học Sydney và là chuyên gia được công nhận về luật di trú, nói với ABC rằng những gì xảy ra sau vụ rò rỉ dữ liệu cách đây 6 năm có nghĩa là, những người xin tị nạn khó có thể biết được liệu chính phủ ‘không thân thiện’ ở quê nhà của họ đã truy cập được thông tin chi tiết của họ hay không.

Trong thông cáo của mình, Tòa án Liên bang nói với ABC rằng họ sẽ liên lạc với những người xin visa tị nạn có tên bị công bố, hoặc luật sư của họ, “nếu có thể” – nhưng không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc liệu Tòa sẽ nói cho những người xin tị nạn biết nếu tên của họ thực sự đã bị phơi bày, nhìn thấy trực tuyến và những ai đã nhìn thấy.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 31 March 2020 12:48pm
Updated 31 March 2020 12:55pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends