Úc có đang cấp chiếu khán bảo vệ cho người tị nạn theo đúng luật?

Queensland Police inspect a sunken vessel, believed to have been carrying Vietnamese asylum seekers

Queensland Police inspect a sunken vessel, believed to have been carrying Vietnamese asylum seekers Source: AAP

Ủy ban Nhân quyền và các chuyên gia sức khỏe tâm thần tiếp tục bày tỏ sự quan ngại về đơn xin tị nạn của hàng ngàn người tầm trú đã đến Úc bằng thuyền. Tổ chức này nói rằng sự khác biệt trong việc đánh giá yêu cầu tị nạn cho nhóm này đang gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần. Các ý kiến được đưa đem ra bàn thảo khi các chuyên gia luật tị nạn quốc tế từ khắp nơi trên thế giới gặp nhau tại Sydney để thảo luận về sự phức tạp trong việc đánh giá quyền xin tị nạn.


Ủy ban Nhân quyền đã chỉ trích sự chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ xin tị nạn với một nhóm gồm 30.000 người xin tị nạn đã đến Úc bằng thuyền trong khoảng thời gian hai năm gần đây.

Những người xin tị nạn đã bị ngăn cản làm đơn xin chiếu khán bảo vệ tới bốn năm, sau khi họ đến Úc từ năm 2012. Việc này khiến các chuyên gia sức khỏe tâm thần lo ngại.

Ủy viên Nhân quyền Edward Santow nói rằng sự chậm trễ trong việc giải quyết các trường hợp của những người tị nạn này đã kéo dài quá lâu.

"Trong khi mọi người đang chờ đợi hồ sơ xin tị nạn của được tòa án giải quyết, họ bị coi là không đủ điều kiện nhận bất kỳ loại hỗ trợ nào. Điều đó có nghĩa là những người xin tầm trú có thể sống trong tình trạng nghèo đói và đau khổ, trong khi họ theo đuổi quyền lợi hợp pháp của mình, chờ hệ thống tư pháp lý kiểm tra tư cách tị nạn của họ."

Một số thay đổi trong chính sách pháp lý kể từ năm 2012 khiến những người xin tị nạn đến Úc bằng thuyền bị đánh giá khác với các nhóm người xin tị nạn khác.

Những câu hỏi chất vấn về cách một người được đánh giá là người tị nạn thực sự đã được đưa ra tại một hội nghị ở Sydney với sự tham gia của các chuyên gia pháp lý Úc và quốc tế làm việc trong lĩnh vực luật tị nạn.

Chính phủ Liên đảng đã xếp những người tị nạn này vào một nhóm gọi là legacy caseload, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế đặc biệt đối với việc họ có đủ điều kiện xin chiếu khán bảo vệ.

Giáo sư Nicholas Procter là Chủ tịch Tổ chức Sức khỏe Tâm thần và lãnh đạo Nhóm Nghiên cứu Phòng chống Tự tử và Sức khỏe Tâm thần của Đại học Nam Úc, ông là người đã tiến hành nghiên cứu về  sức khỏe tâm thần của nhóm người xin tị nạn này.

“Đã có một số chậm trễ kéo dài. Những người xin tị nạn này không được bảo đảm có người đại diện pháp lý và hỗ trợ về luật pháp. Mối quan tâm thực sự của chúng tôi đối với nhóm này là bối cảnh hiện nay tác động không chỉ tới sức khỏe tâm thần của họ mà là cảm giác bất lực mà họ phải đối diện."

Nghiên cứu của Đại học NSW cho thấy một số lượng đáng kể người xin tị nạn trong nhóm Legacy Caseload là người vô quốc tịch, đến từ các quốc gia bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Myanmar, Iran, Iraq, Lebanon, Pakistan, Somalia, Sri Lanka, Sudan và Việt Nam.

Giáo sư Procter cho biết một phần của nghiên cứu liên quan đến việc xem xét tỷ lệ tự tử của nhóm này.

"Trong khoảng thời gian sáu năm từ 2014 đến 2019, chúng tôi phát hiện 27 trường hợp tự tử được xác nhận hoặc nghi ngờ. Tôi nhấn mạnh đây là những con số tạm thời dựa trên thông tin có sẵn công khai. Nghiên cứu của tôi trong lĩnh vực này thực hiện bằng cách nói chuyện với mọi người trong cộng đồng. Đây là những số liệu quan trọng."

Tiến sĩ Hillary Evans Cameron, một diễn giả chính tại hội nghị là một cựu luật sư, hiện giảng dạy tại Đại học Toronto, đã nghiên cứu quá trình quyết định tư cách tị nạn.
Lực lượng bảo vệ biên giới có thể hủy visa của những người này xin tị nạn tại phi trường. Tuy nhiên lý do hủy bỏ không được ghi lại, vì vậy không có cách nào để biết có bao nhiêu người đã bị hủy visa và bị trục xuất khỏi Úc, mặc dù họ là những người có thể có quyền yêu cầu được bảo vệ hợp pháp.
Bà nói rằng có nhiều rào cản trong quá trình ra quyết định, ở cả hai phía.

Những điều này có thể bao gồm việc chứng minh một quốc gia an toàn hoặc không an toàn để quay trở lại, các hiểu lầm xuyên về văn hóa và vai trò của ký ức của những người tị nạn đang cố gắng đưa trường hợp của mình ra phía trước.

"Một số người không nhớ ngày tháng của họ chẳng hạn, và có nhiều nghiên cứu khoa học, ví dụ về việc trí nhớ tồi tệ như thế nào đối với ngày tháng. Nhưng điểm mà tôi cố gắng đưa ra với những người ra quyết định quyền tị nạn là một số người  thậm chí không nhớ rõ quá khứ vì họ bị chấn thương".

Đại đa số những người đưa ra yêu cầu xin tị nạn đã đến bằng đường hàng không.

Số liệu được tiết lộ bởi chính phủ liên bang vào tháng trước cho thấy chỉ có hơn 4.000 người đến bằng máy bay đã đưa ra yêu cầu xin chiếu khán bảo vệ trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2019 đến ngày 19 tháng 8 năm 2019.

Điều đó đưa tổng số người xin tị nạn đến bằng đường hàng không lên tới hơn 95.000 trong năm năm qua.

Regina Jefferies, từ Trung tâm Luật Tị nạn Kaldor thuộc Đại học NSW đã nghiên cứu vấn đề này.

Bà nói trong khi phần lớn những tuyên bố này được đưa ra sau khi mọi người đến Úc với thị thực hợp lệ và đã định cư trong cộng đồng, người ta ít biết về việc có bao nhiêu người đưa ra yêu cầu xin tị nạn ngay lập tức khi đến sân bay Úc và bao nhiêu trong số đó bị từ chối.

"Lực lượng bảo vệ biên giới và Bộ Nội vụ Úc đã đưa ra những con số trong bản phúc trình Dự toán Thượng viện. Phúc trình này dường như cho thấy có bao nhiêu người đã đưa ra yêu cầu xin tị nàn tại phi trường. Nhưng theo thông tin mà họ đã tiết lộ cho tôi theo luật tự do yêu cầu thông tin thì những con số đó có thể không chính xác. Tôi nghĩ rằng đây là một điểm quan trọng còn thiếu liên quan đến các phương thức thu thập dữ liệu của Lực lượng bảo vệ biên giới Úc và Bộ Nội vụ đang áp dụng".

Bà Jefferies nói rằng việc thiếu thông tin rõ ràng đặt ra câu hỏi về việc liệu bộ nội vụ có tuân thủ theo chính sách của chính mình trong việc xác định ai có thể xin tị nạn khi đến Úc hay không.

Bà cho biết những con số duy nhất có thể truy cập dành cho những người được phép nộp đơn xin bảo vệ khi đến nơi - và con số đó vẫn duy trì ở mức dưới 100 một năm trong năm năm qua.

Bà Jefferies nói rằng không có số liệu nào về số người có thể đã đến, xin tị nạn tại phi trường nhưng đã tự động bị từ chối và trục xuất.

"Khi chúng ta nói về việc ai đó bị hủy visa vì họ  đưa ra yêu cầu xin bảo vệ nhưng họ đến bằng bằng visa sinh viên hoặc visa du lịch, lực lượng bảo vệ biên giới có thể hủy visa của những người này. Tuy nhiên Lý do hủy bỏ không được ghi lại, vì vậy không có cách nào để biết có bao nhiêu người đã bị hủy visa và bị trục xuất khỏi Úc, họ là những người có thể có quyền yêu cầu được bảo vệ hợp pháp.”

Nghiên cứu về những người xin người tị nạn cho thấy Úc tiếp tục nhận được một số lượng rất ít đơn xin tị nạn trên thế giới so với các quốc gia khác.

Vào cuối năm 2018, UNHRC đã báo cáo số người bị buộc phải trục xuất đã lên tới mức cao nhất là 70,8 triệu người với ba quốc gia hàng đầu là Syria, Afghanistan và Nam Sudan.

Share