Thời gian xử lý trung bình của hệ thống tòa án cho một hồ sơ xin tị nạn đã tăng hơn gấp đôi trong vòng chưa đầy ba năm với thời gian chờ đến 786 ngày, do sự quá tải hồ sơ xin tị nạn đến bằng máy bay.
Các chuyên gia di trú cảnh báo xu hướng này sẽ khuyến khích cho nhiều "trò gian lận" hơn nhằm bóc lột các người lao động bay đến Úc theo chiếu khán du lịch rồi nộp đơn xin tị nạn để đủ điều kiện ở lại đi làm trong khi chờ quyết định cho hồ sơ của họ.
Số lượng các đơn xin di trú và tị nạn đang trong tình trạng ‘chờ’ tại Tòa phúc thẩm hành chính đã tăng từ 24,462 vào cuối tháng 6 năm 2017 lên 63,576 hồ sơ vào cuối tháng 9 năm nay.
Tình hình tồn đọng hồ sơ dường như sẽ tăng vì tòa án chỉ mới giải quyết xong bốn trong năm trường hợp di trú và một trong bốn trường hợp xin tị nạn trong quý đầu tiên của năm tài chánh.
Trong khi một số đương đơn thực sự là người tị nạn, số liệu chính thức cho thấy 90% đơn xin chiếu khán bảo vệ tại Úc bị từ chối, củng cố thêm quan ngại rằng người lao động đang bị "buôn bán" từ nước ngoài.Mỗi ngày, có hợp pháp bằng đường hàng không để xin tị nạn. Theo đảng Lao động, hầu hết những người này sẽ phải đối mặt với tương lai mù mịt trở thành nạn nhân bị bóc lột khi làm việc ở các nông trại, phụ bếp và gái mại dâm.
A group of asylum seekers behind a fence at a compound in PNG. Source: AAP
Nếu ba năm trước, đương đơn xin cấp chiếu khán tị nạn tại Tòa Hòa giải Hành chính AAT sẽ đợi trung bình khoảng 359 ngày, thì bây giờ họ phải đợi 786 ngày - gấp đôi và kéo dài hơn hai năm.
Thời gian chờ khác nhau tùy thuộc diện chiếu khán tị nạn nhưng số liệu chính thức từ AAT cho thấy lượng hồ sơ tồn đọng đang ngày một lớn hơn và hầu hết các diện chiếu khán này đều bị kéo dài thời gian chờ đợi.
Khi thời hạn được đưa ra, một trong những vấn đề là nó có thể tạo ra cơ hội cho chương trình này bị lạm dụng", giám đốc Hội đồng Di trú Úc Carla Wilshire phát biểu.
"Chúng ta phải cẩn trọng rằng các kẻ giả mạo người tị nạn sẽ không lợi dụng được các khung thời gian và chúng ta không tạo điều kiện có thể dẫn đến việc bóc lột và lạm dụng lao động.”
Số lượng các đơn xin di trú và tị nạn đang trong tình trạng ‘chờ’ tại Tòa phúc thẩm hành chính đã tăng từ 24,462 vào cuối tháng 6 năm 2017 lên 63,576 hồ sơ vào cuối tháng 9 năm nay.
Chính phủ Morrison đổ lỗi xu hướng này là do sự gia tăng đáng kể các thị thực bị từ chối theo chính sách bảo vệ biên giới cứng rắn hơn.
Chính phủ cho biết tỷ lệ trung bình hồ sơ bị từ chối của các chương trình thị thực tạm thời và vĩnh viễn đã tăng từ 2,5% lên gần 4% trong bốn năm qua, tương đương với hơn 150,000 người nộp đơn.
"Các quy trình kiểm tra của chúng tôi nghiêm ngặt hơn nhiều so với quy trình của Lao động và đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng thị thực bị từ chối. Chúng tôi không thấy hối tiếc gì vì điều này", Tổng trưởng Di trú David Coleman nói.
Nhưng chính phủ đã bị chỉ trích gay gắt vì quá lề mề trong việc hỗ trợ thêm nguồn lực cho AAT.
Tổng trưởng Tư pháp Christian Porter đang xem xét các thay đổi đối với tòa án để quy trình hiệu quả hơn.
Chính phủ đã phân bổ 158 triệu đô la cho Tòa án Khiếu kiện hành chính AAT trong năm tài chính này, tăng từ mức 142 triệu đô la trong năm tài khóa 2017 và bổ nhiệm thêm 33 thành viên vào bộ phận di trú và tị nạn của tòa án vào tháng 11 năm ngoái để giúp giải quyết các hồ sơ đang bị tồn đọng.
Số liệu mới nhất của tòa án cho thấy "tỷ lệ đóng hồ sơ" cho các đơn xin tầm trú là 26% trong ba tháng tính đến ngày 30 tháng 9, giảm từ 40% của tháng 6 năm 2019 và 64% của tháng 6 năm 2017.
Phát ngôn nhân của Nội vụ Lao động, bà Kristina Keneally, cho biết sự gia tăng những người xin tị nạn đến Úc bằng máy bay cho thấy sự quản lý vụng về của chính phủ nhằm đối phó với các "tập đoàn tội phạm" bóc lột công nhân.
"Họ đang buôn người ở đây", Thượng nghị sĩ Keneally nói về những người tổ chức đằng sau xu hướng này.
"Những người này đang làm việc trong các điều kiện bị bóc lột tại các trang trại, trong ngành nhà hàng khách sạn, đôi khi là nô lệ tình dục, nhiều lúc chỉ được trả ít nhất 4 đô la một giờ và chịu sự bóc lột và lạm dụng đáng kể.