Hai gia đình tỵ nạn sau cùng từ Nauru đến Úc nhưng với một giá phải trả

Nibok refugee settlement on Nauru

Nibok refugee settlement on Nauru Source: AAP

Có tin 2 gia đình tỵ nạn sau cùng vốn bị giam giữ trên đảo Nauru sẽ lên đường định cư tại Mỹ vào ngày 27 tháng 2.


Thế nhưng một khi họ đặt chân đến Hoa kỳ, họ chẳng hề biết một gánh nặng lớn lao đè lên vai họ tại xứ sở mới nầy.

Tuy nhiên họ được gặp quới nhơn giúp đỡ, đó là một số kiều dân Úc sống tại Mỹ tin rằng họ có thể giang tay đến những người tỵ nạn nầy.

Câu chuyện ra sao?, 

Ông Mohamed Yarsir Murbarak chạy trốn khỏi Miến điện, sau những gì mà ông cho là sự đàn áp tôn giáo.

Sau khi bị chính phủ Úc giam giữ trên đảo Nauru, ông là một trong những người tỵ nạn được định cư tại Mỹ, theo một hiệp ước ký kết giữa cựu Tổng thống Barack Obama và chính phủ liên bang Úc.

Những người nầy được định cư rải rác trên khắp nước Mỹ.

Ông nầy cùng vợ và 3 đứa con, định cư tại thành phố San Antonio, thuộc tiểu bang Texas.

Ông cho biết cuộc sống tại Mỹ không dễ dàng, thế nhưng dĩ nhiên là khá hơn tại Nauru rất nhiều.

“Cuộc sống tại Mỹ không dễ dàng chút nào, thế nhưng chúng tôi có được tự do, gia đình tôi có tương lai, chứ ở Nauru, chúng tôi chẳng có một tương lai nào, không có cuộc sống nào tại Nauru”.

Thế nhưng có một chuyện khiến cho cuộc sống của họ cảm thấy khó khăn hơn.

Theo luật lệ Mỹ, ông phải trả lại cho chính phủ Mỹ tiền vé máy bay cho ông và gia đình trong chuyến bay đến Mỹ.

Đối với ông, đó là món nợ hơn 10 ngàn Mỹ kim.

Và đó là lúc mà 2 người Úc tại Mỹ tìm cách giúp đỡ.

Cựu ký giả Ben Winsor và cựu chuyên viên vẽ kiểu thời trang Fleur Wood, có trụ sở tại New York, đã bắt đầu mạng lưới có tên là Ads Up, viết tắt của các chữ đầu Australian Diaspora Steps Up, tạm dịch là Người Úc Hải Ngoại Lên Tiếng.

Tổ chức nầy gồm những người Úc tại Mỹ tìm cách giúp đỡ những người tỵ nạn trước đây được chính phủ Úc chăm sóc, nay được định cư tại Hoa kỳ.

Họ gây quỹ và cung cấp sự trợ giúp.

Bà Wood nói rằng, đó là sự kết hợp giữa lòng nhân từ và trách nhiệm khiến bà bắt đầu tổ chức nầy.

“Tôi có nhiều thiện cảm với những khổ đau mà những người nầy đã trải qua và những gì mà họ tạo dựng cuộc sống mới tại vùng đất hứa Hoa kỳ, quả là khó khăn cho những người mới đến".

"Cũng khó khăn cho tôi, khi chuyển từ Úc sang Mỹ làm việc với chồng và một trình độ giáo dục, mà không phải trải qua những ám ảnh họ đã chịu đựng".

"Vì vậy tôi không thể tưởng tượng được họ sống thế nào, với chút ít lương thực và nơi ăn chốn ở gò bó".

"Là một người dân Úc tôi cảm thấy có chút trách nhiệm với những người nầy, về việc họ bị đối xử như thế nào và tôi nghĩ hầu hết người Úc mà tôi biết hiện sinh sống ở hải ngoại, cũng có cảm nghĩ tương tự”, Fleur Wood.

Bà Wood nói rằng vé máy bay khiến những người tỵ nạn phải trả lại, là chính sách tại nhiều quốc gia trên thế giới, chứ không riêng gì tại Mỹ.

Chính phủ Mỹ cho biết, những người tỵ nạn nầy từ Nauru và Manus cũng bị cùng thủ tục như những người tỵ nạn khác, từ khắp nơi trên thế giới.

Thế nhưng bà Wood nói rằng, hệ thống an sinh xã hội bị giảm bớt tại Mỹ, khiến cho số nợ nói trên gây khó khăn cho nhiều người, đặc biệt là các gia đình định cư tại Mỹ.

“Nhiều người trong họ không thực sự hiểu được đầy đủ câu chuyện và họ rất nóng lòng về số nợ đó".

"Vì vậy chúng tôi có nói chuyện với một số gia đình, khi họ mắc nợ đến 12 ngàn Mỹ kim tương đương với 17 ngàn Úc kim".

"Và chỉ cần thấy con số để so sánh, khi họ chỉ kiếm được 7 đô la mỗi giờ làm việc trong một xưởng máy hay những công việc khởi đầu, rồi họ nhìn đến số nợ đó rồi suy nghĩ rằng, có lẽ họ làm việc cả đời cũng không thể dứt nợ”, Fleur Wood.
"Tôi biết người dân Úc rất tốt và không bao giờ quên ơn. Cảm ơn người dân nước Úc”, Mohamed Yasir Murbarak.
Gia đình ông Mohamed Yarsir Murbarak rơi vào tình trạng nói trên.

Ông và vợ cùng ba đứa con 8, 6 và 3 tuổi.

Đứa con lên 3 sinh ra trong khi ông bị giam giữ tại Nauru, nơi ông cho biết chính phủ Úc đã hướng dẫn sai lạc cho ông về nơi nào ông sẽ đến và việc định cư sẽ chờ đợi bao lâu.

Những người tỵ nạn trước đây bị giam giữ trên đảo Nauru và Manus, đã được định cư trên 20 tiểu bang khác nhau ở Mỹ.

Thế nhưng bà Wood cho rằng, những gì họ được chính phủ Mỹ giúp đỡ một khi đến nơi là quá ít và họ bị rải ra quá mỏng trên khắp nước Mỹ, khiến cho họ càng dễ gặp nguy hiểm.

“Khi họ đến nơi, họ được một chuyên viên trợ giúp trong 3 tháng đầu tiên, cũng như một chuyên viên khác giúp họ tìm được các cuộc gặp gỡ, giúp họ cọ thể an sinh xã hội, giúp đỡ về các nhu cầu y tế, cũng như cung cấp chỗ ở".

"Một số cơ quan bị thiếu hụt ngân quỹ và có nhiều công việc khác để làm, vì vậy rất nhiều người tỵ nạn của chúng ta đã lẩn tránh hệ thống giúp đỡ đó”, Fleur Wood.

Bà Wood cho biết một số trợ giúp tại Mỹ dựa trên tôn giáo, khiến tạo nên áp lực hơn nữa cho những người không theo đạo hay không cùng đạo, với tổ chức cung cấp việc giúp đỡ.

Thế nhưng bà cho biết, tổ chức Ads Up cuả bà đã nhận được sự giúp đỡ của hơn 100 ngàn người Úc tại Mỹ.

Tổ chức nầy cho biết chỉ trong 2 tháng, họ đã vương tay đến hơn 130 người tỵ nạn và tuyển mộ hơn 300 ủng hộ viên người Úc.

Trong một trường hợp, họ cho biết đã cứu được một gia đình có 6 người, khỏi bị đuổi ra khỏi nhà, vì thiếu tiền thuê và họ cũng giúp cho những người gặp khó khăn về vấn đề tâm thần.

Ông Murbarak hiện làm việc trong một thánh đường tại San Antonia, nói rằng việc giúp đỡ của họ khiến ông cảm ơn vô cùng và bất chấp những gì đã xảy ra, ông có rất nhiều thiện cảm với người dân Úc.

“Vâng, tôi rất vui mừng khi họ giúp đỡ chúng tôi, hỗ trợ cho gia đình chúng tôi, tôi vô cùng cám ơn".

"Tôi biết người dân Úc rất tốt và không bao giờ quên ơn. Cảm ơn người dân nước Úc”, Mohamed Yasir Murbarak.

Với những đứa trẻ cuối cùng bị giữ tại Nauru lên đường sang Mỹ, tổ chức Ads Up cho biết có nhiều việc cho họ phải làm, để giúp đỡ những người tỵ nạn và những em nhỏ mới đến, bỡ ngỡ trên đất Mỹ mênh mông.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share