‘Squatters’ rights’: Điều luật thú vị liên quan đến nhà bỏ hoang tại Úc

Ở Úc, một người có thể xin sở hữu hợp pháp một căn nhà bỏ hoang nếu họ ở trong đó đủ lâu. Luật này bắt nguồn từ đâu, và có ý nghĩa gì trên thực tế?

An abandoned, decrepit one storey house. Its white paint is peeling and several windows are broken

While squatters in Australia are likely to find themselves swiftly subject to court orders for ejection, the popularity of calls to occupy empty houses indicates just how inequitable the housing market has become. Source: Getty / Thomas Bullock / iStockphoto

Ý tưởng về quyền sở hữu ngược (adverse possession, hoặc ) gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý của công chúng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhà ở tại Úc.

Ông Jordan van den Berg, một nhà bình luận xã hội, hiện quảng bá ý tưởng này như một cách để tận dụng những ngôi nhà bị bỏ trống.

Tuy đây là một điều luật thú vị, nhưng nó lại khó trở thành hiện thực ở nước Úc hiện đại.

Mặc dù các tiểu bang có thể quy định thời gian khác nhau, thường là 12 hoặc 15 năm để thu hồi đất, hầu hết các trường hợp chủ nhà sẽ phát hiện và xử lý nhanh chóng nếu có người chiếm giữ nhà của họ, ví dụ như thành viên gia đình hoặc người thuê nhà từ chối rời đi khi hợp đồng chấm dứt.

Vậy ý tưởng về quyền sở hữu ngược đến từ đâu, và nó có ý nghĩa gì trên thực tế?
A map of Australia with all the states and territories marked out. There is a red cross over the NT and ACT.
Adverse possession laws or squatters' rights exist in all Australian states. Source: SBS / The Feed

Kiếm được hơn 1 triệu đô la từ nhà bỏ hoang

Trước Thế chiến thứ hai, ông Henry Downie chuyển ra khỏi ngôi nhà của mình ở Ashbury, NSW. Khi ông qua đời một thập niên sau đó, di chúc của ông không được thực hiện.

Bà Grimes, người đang thuê nhà của ông, tiếp tục sống ở đó trong 50 năm tiếp theo. Họ hàng của ông Downie không biết rằng họ được thừa kế ngôi nhà.

Khi bà Grimes qua đời năm 1998, ông Bill Gertos, một nhà phát triển bất động sản, nhận thấy ngôi nhà bị bỏ hoang. Ông đã thay ổ khóa, sửa chữa và cho thuê trong 17 năm, đồng thời trả các khoản phí hội đồng (council rate). Sau đó, ông nộp đơn theo luật bất động sản NSW để trở thành chủ sở hữu hợp pháp.
Khi người thân của ông Downie biết tin và phản đối, tòa án vẫn tuyên rằng ông Gertos đã “sở hữu” căn nhà từ cuối những năm 1990, vì người thân của ông Downie đã không trục xuất ông Gertos trong thời hạn 12 năm theo luật định.

Quyền sở hữu cuối cùng về tay ông Gertos, người sau đó bán ngôi nhà với giá 1,4 triệu đô la.

Mặc dù nghe có vẻ bất công, nhưng luật này khuyến khích người dân chăm sóc đất đai của mình. Nếu chủ sở hữu không quan tâm đến bất động sản và người khác làm điều đó, họ có thể mất nó.

Truyền thống bắt nguồn từ Anh quốc

Trường hợp của ông Gertos khá đặc biệt, và quyền sở hữu ngược (adverse possession) chỉ phổ biến ở một số nước như Anh quốc.

Thứ nhất, trong phần lớn lịch sử nước Anh, nhiều người không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất đai của mình.

Hầu hết dân chúng thời đó đều mù chữ, giấy da thì đắt tiền, và các tài liệu dễ bị hư hại khi cháy nhà. Vì vậy, luật pháp thường phải dựa vào những bằng chứng thực tế về sự chiếm hữu và sử dụng đất đai.

Thứ hai, do chế độ phong kiến, nhiều vùng đất rộng lớn ở Anh vốn thuộc sở hữu của giới quý tộc. Họ và những người kế nhiệm ở thế kỷ 20, thường là các hội đồng địa phương, thường không nhớ hết số đất mà họ sở hữu.

Trong cuộc khủng hoảng nhà ở sau Thế chiến thứ hai, hàng ngàn gia đình đã chiếm những ngôi nhà bỏ hoang thuộc sở hữu công và tư, khi các chủ nhà thiếu phương tiện hoặc động lực để duy trì chúng.

Một dấu hiệu của thời đại

Ngược lại, ở Úc, trong phần lớn lịch sử thuộc địa, các chính phủ thuộc mọi khuynh hướng chính trị đều tích cực ngăn chặn sự xuất hiện của giai cấp chủ đất.

Nhưng giờ đây, nhờ các chính sách thuế khuyến khích đầu tư vào bất động sản, chúng ta có tầng lớp địa chủ gồm những nhà đầu tư thuộc thế hệ Baby Boomers và Gen X.

Điều đó đã gây ra căng thẳng cho thị trường nhà ở vì những người trẻ tuổi không thể sở hữu nhà.

Họ bị lép vế trước những người mua lớn tuổi hơn, giàu có hơn, vốn được hưởng lợi từ các chính sách như khấu trừ đầu tư thua lỗ (negative gearing).
Cuối cùng, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn của chính phủ vào khu vực tư nhân để cung cấp nhà ở mới – điều mà họ chỉ làm nếu kiếm được lợi nhuận – đã khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng nhà ở.

Mặc dù những người chiếm nhà tại Úc thường sẽ sớm nhận được lệnh trục xuất của tòa án, lời kêu gọi của van den Berg cho thấy thị trường nhà đất đã trở nên bất bình đẳng như thế nào.

Bà Cathy Sherry là Giáo sư Khoa Luật thuộc trường Đại học Macquarie, và là thành viên điều hành của Thành phố Xanh Thông minh và Trung tâm Luật Môi trường.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 
 

Share
Published 13 April 2024 12:26pm
By Cathy Sherry
Presented by Đăng Trình
Source: The Conversation


Share this with family and friends