Công ty bán lẻ computer đã bị phạt đến 3/4 triệu đô la sau khi (ACCC) đưa công ty này ra tòa lần thứ hai trong vòng sáu năm qua vì tội hướng dẫn sai lạc quyền của khách hàng về các quyền của họ khi mua những sản phẩm của công ty này.
Lý do bị phạt
MSY Technology là hệ thống bán lẻ máy vi tính, linh kiện của chúng và các software tại 28 cửa tiệm trên toàn nước Úc cũng như trên mạng internet.
Hôm 25/10, ACCC ra thông cáo báo chí cho biết Tòa án liên bang đã phán quyết các công ty trách nhiệm hữu hạn MSY Technology, MSY Group và MSY Technology (NSW) phải trả 750.000 đô la tiền phạt. Lý do là vì nhân viên của các công ty này đã thông tin sai lạc về việc khách hàng có quyền đòi công ty sửa, đổi, hay trả hàng lấy tiiền lại khi mua phải sản phẩm không đạt yêu cầu hay không.
Những thông tin bị cho là trái với quy định của các công ty này được gởi đến khách hàng qua nhiều hình thức như qua mạng internet, qua email, và cả khi nói chuyện trực tiếp với khách hàng.
MSY cuối cùng cũng nhìn nhận họ đã hướng dẫn sai lạc khách hàng và vi phạm các luật bảo vệ người tiêu thụ mà chính phủ đã ban hành trên toàn quốc.
Ngoài hình thức phạt vạ 750.000 đô la, MSY còn phải trả án phí, phải sửa lại tất cả những quảng cáo sai lạc, đồng thời phải công bố bản đính chính những thông tin sai lạc ngay trên trang mạng của họ.
MSY vi phạm như thế nào?
Theo Luật bảo vệ người tiêu thụ (ACL) đã được tu chính , các công ty có thể bị phạt tối đa 1,1 triệu đô la và cá nhân tối đa 220.000 đô la nếu vi phạm luật này.
Luật mới đã được áp dụng từ ngày 15/4/2010, theo đó, bất cứ khi nào mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ tại Úc, người tiêu thụ đều có quyền đòi hỏi cửa tiệm phải cung cấp món hàng hoặc dịch vụ đó với chất lượng, màu sắc, hình dáng, kích cỡ, chức năng đạt yêu cầu hoặc phù hợp với quảng cáo, phải áp dụng đúng những hình thức bảo đảm hoặc bảo hành mà cửa tiệm hay nhả sản xuất đã đề ra, cũng như phải sửa chữa hoặc thay thế phụ tùng trong một khoảng thời gian hợp lý.
Ngoài ra, theo luật ACL, khi món hàng bị lỗi, người mua đương nhiên được quyền đòi nơi bán hàng sửa chữa, đổi hàng hoặc thậm chí còn có thể trả hàng lấy tiền lại nếu món hàng hoặc dịch vụ rơi vào những trường hợp đã được Consumer Laws quy định.
"Những hình phạt đối với MSY Technology là một lời nhắc nhở cho các doanh nghiệp rằng họ "phải bảo đảm tuân thủ luật ACL và không thể cho khách hàng có cảm tưởng rằng những luật này không hề tồn tại, đã bị hủy bỏ hoặc phải trả tiền mới có được." Phó chủ tịch của ACCC Delia Rickard
Thế nào là một sản phẩm bị xem là có lỗi để khách hàng có thể đương nhiên đòi sửa, đổi hay trả mà không tốn thêm tiền?
- không thực hiện được chức năng vốn có, ví dụ: lò nướng bánh của tôi không nướng được bánh,
- bị khiếm khuyết - thí dụ nút điều khiển thiết bị hẹn giờ trong lò nướng bánh của tôi bị rơi ra ngay sau khi mua,
- hình dáng và bề ngoài không đạt yêu cầu, chẳng hạn lò nướng bánh của tôi bị trầy xước,
- không an toàn, thí dụ có những tia lửa bay ra từ lò nướng bánh của tôi,
- không bền, chảng hạn lò nướng bánh của tôi bị hỏng chỉ sau ba tháng từ khi mua về.
Bên cạnh đó, quý vị có thể hoàn trả sản phẩm bị lỗi ngay cả khi quý vị đã:
, mặc hoặc sử dụng,
, gỡ bỏ nhãn sản phẩm, hoặc
, mở gói sản phẩm.
Chẳng hạn như tôi mua một chiếc áo sơ mi và đã mặc được vài lần. Thế nhưng, chiếc áo bị bay màu ngay từ lần giặt đầu tiên, mặc dù tôi đã làm theo các hướng dẫn in trên nhãn áo. Trong trường hợp này, quý vị vẫn có quyền đổi hoặc trả hàng và lấy tiền lại.
Nhưng cũng có những trường hợp khách hàng không có quyền trả lại sản phẩm, chẳng hạn khi:
- cửa tiệm đó đã thông báo (hoặc treo biển thông báo) về những khiếm khuyết có thể có của sản phẩm trước khi quý vị mua
- quý vị đã kiểm tra sản phẩm trước khi mua và không thấy được khiếm khuyết lẽ ra quý vị có thể thấy
- quý vị sử dụng sản phẩm theo cách "bất thường", làm món hàng đó bị hư hại hoặc rối loạn chức năng, hoặc
- quý vị đã sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài.
Trường hợp sản phẩm là hàng đã sử dụng rồi (second hand) thì sao?
+ Nếu mua từ cửa hàng: Quý vị cũng có quyền được hoàn trả tiền như đối với sản phẩm mới. Tuy nhiên, quý vị phải xem xét các yếu tố tuổi thọ, giá cả, tình trạng của sản phẩm khi mua.
+ Mua từ người bán tư nhân: Người bán không bắt buộc phải hoàn trả tiền, đổi hay sửa chữa sản phẩm mà quý vị đã mua từ họ (ví dụ như sản phẩm mua từ quầy hàng chợ trời hay mục rao vặt trên báo).
+ Mua trực tuyến từ một công ty Úc, quý vị cũng có quyền được hoàn trả tiền như đối với sản phẩm mua trực tiếp từ cửa tiệm chứ không phải tư nhân.
Ngoài ra người tiêu thụ còn được nhiều điều khoản khác của ACL bảo vệ khi khi mua hàng hóa cũng như khi sử dụng dịch vụ. Quý vị có thể vào trang mạng của Cơ quan giám sát canh tranh và tiêu thụ ACCC, hoặc trang mạng của các Cơ quan bảo vệ người tiêu thụ tại từng tiểu bang lãnh thổ để tìm hiểu thêm.
Cách đây sáu năm, MSY Technology cũng đã từng bị phạt vì chuyện hướng dẫn sai lạc khách hàng
Năm 2011, cũng chính Tòa án Liên bang đã phạt MSY Technology $203.500 sau khi công ty này bảo khách hàng rằng MSY không cung cấp các hình thức bảo đảm hàng hóa của họ theo luật định, chỉ bảo đảm cho một số khách hàng rất hạn chế, và đòi hỏi khách hàng phải trả lệ phí mới được cung cấp những hình thức bảo đảm này.
ACCC nhận định gì về phán quyết của Tòa án Liên bang đối với MSY Technology?
Phó chủ tịch của ACCC Delia Rickard, trong thông cáo báo chí hôm 25/10, nói rằng: "Những hình phạt đối với MSY Technology là một lời nhắc nhở cho các doanh nghiệp rằng họ "phải bảo đảm tuân thủ luật ACL và không thể cho khách hàng có cảm tưởng rằng những luật này không hề tồn tại, đã bị hủy bỏ hoặc phải trả tiền mới có được ".
Quyền chủ tịch ACCC Michael Schaper nhận định Tòa án liên bang đã ra phán quyết đúng lúc những dịp mua bán nhộn nhịp cuối năm sắp tới, và ông nhấn mạnh, ACCC sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ trong những ngày tới để bảo đảm các doanh vụ tuân thủ luật lệ.