Mỗi tuần có 18 người bị hủy visa Úc vì lý do hạnh kiểm

Ước tính mỗi tháng xuất hiện 80 người ở Úc không phải là cư dân hợp pháp. Hơn 4700 visa đã bị hủy trên cơ sở hạnh kiểm kể từ khi Chính phủ Liên đảng mở rộng quyền lực về di trú của họ trong năm 2014.

koala

18 visas cancelled on character grounds each week in 2018 Source: Pixabay Sandid

Phần lớn những trường hợp bị hủy visa rơi vào các trường hợp di dân phạm tội hình sự và bị kết án từ 12 tháng tù trở lên, phạm tội liên quan đến ma túy, tiếp theo là hung thủ trong các vụ tấn công và lạm dụng tình dục trẻ em – là những tội phạm phổ biến nhất.

Gần một nửa trong số họ là người New Zealand.

Theo số liệu do Bộ Nội vụ cung cấp, 411 trong số 888 người đã bị hủy visa trên cơ sở hạnh kiểm năm 2018 là Kiwis – công dân New Zealand.

Tiếp theo là công dân Anh với 93 visa bị hủy và về ba là công dân Việt Nam với 44 visa bị hủy.

Nhưng có lẽ thống kê đáng lo ngại nhất trong dữ liệu của chính phủ năm ngoái là có đến 11 người được xác định là không mang quốc tịch nào khác đã bị đuổi ra khỏi đất nước.
Top 10 Nationalities featured in Character cancellations over the last 12 months
Top 10 Nationalities featured in Character cancellations over the last 12 months Source: Home Affairs
Một phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ cho biết số liệu thống kê là số lượng visa đã hủy chứ không phải số lượng di dân đã trục xuất.

Nhưng theo tu chính năm 2014 của Đạo luật Di dân, chính phủ đã được trao “quyền loại bỏ rõ ràng” đối với tất cả những người không phải là công dân có visa bị hủy vì lý do không đủ hạnh kiểm.

Đến nay, không báo đài nào biết chi tiết về nơi 11 người không mang quốc tịch khác được gửi đến. Cả Bộ Nội vụ lẫn Bộ trưởng Peter Dutton đều không trả lời.

Chính phủ Morrison hiện đang đề xuất thắt chặt quyền hạn kiểm tra hạnh kiểm hơn nữa.

Theo các thay đổi, ngay cả khi người giữ visa không bị kết án tù – nhưng bị kết án về một hành vi phạm tội “có khả năng” đưa họ vô sống trong song sắt nhà tù từ hai năm trở lên – họ sẽ tự động rớt bài kiểm tra hạnh kiểm và bị trục xuất.
Nếu Dự luật này được thông qua, dự kiến ​​sẽ có thêm hàng ngàn người New Zealand – một số trong đó đã sống gần cả đời ở Úc – có thể bị “đá” ra khỏi đất nước vì những tội có thể nói là tương đối không đáng kể như nhận bản án làm việc cộng đồng sau khi bị tuyên án một tội hành hung.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ từ tháng Một đến tháng Mười Hai 2018, phạm tội liên quan đến ma túy là lý do phổ biến nhất khiến một di dân bị tước visa Úc, tiếp theo là tội hành hung, và tội lạm dụng tình dục trẻ em.

Có thể xem là những tội ít nghiêm trọng nhưng dẫn đến hậu quả mất visa Úc là tội trộm cướp bẻ khóa cửa, vi phạm luật giao thông, tội khiến thế giới quan ngại sâu sắc, tội có hành vi không đứng đắn, và tội có liên quan đến một tổ chức có tội.
Crime types for character cancellations over the last 12 months
Crime types for character cancellations over the last 12 months Source: Home Affairs
Tuần trước, Cao ủy New Zealand, bà Annette King đã cảnh báo một ủy ban về các vấn đề pháp lý và hiến pháp của Thượng viện rằng, một sự thay đổi như vậy đối với Đạo luật Di trú sẽ “làm cho tình hình đã xấu trở nên càng tồi tệ hơn”.

Cả Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và người tiền nhiệm John Key đều đã chỉ trích luật di dân cứng rắn của Úc, cho rằng người New Zealand phải chịu những ảnh hưởng không tương xứng.

Cao ủy King nói trước phiên điều trần của ủy ban này tại Thượng viện rằng nhiều Kiwis bị trục xuất đã sống ở Úc từ khi họ còn là những đứa bé.

“Họ đã phải trở lại New Zealand với rất ít kết nối ở đó,” bà King nói.

“Họ không có bạn bè, họ không có việc làm… những chất gắn kết xã hội với nhau.”

Bà King đang thúc đẩy chính phủ Morrison hãy cho dân New Zealand một thứ nhân quyền đặc biệt, nếu dự luật này được thông qua, hồi tố lại các điều kiện trước năm 2014, khi đó Kiwis chỉ có thể bị trục xuất trên cơ sở hạnh kiểm nếu họ là cư dân Úc dưới 10 năm.

Không thấy Cao Ủy Anh quốc lên tiếng trong vấn đề này.

Ủy hội Nhân quyền, Hội đồng Luật pháp Úc và những người ủng hộ người tị nạn cũng đang vận động các chính trị gia không ủng hộ Dự luật này.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 September 2019 3:47pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends