Người Maori là cộng đồng thổ dân lâu đời bắt nguồn từ New Zealand .
Một nhóm khoảng 30 người Maori cùng nhau tuần tra ở phía tây Melbourne, và họ còn có mặt trên khắp nước Úc.
Đội tuần tra Maori được thành lập để giải quyết các hành vi chống đối xã hội trong cộng đồng của họ.
Đây là một vấn đề mà trưởng nhóm tuần tra Maori, Maria Kumar cho biết bắt nguồn từ sự mất kết nối văn hóa.
“Việc duy trì kết nối với văn hóa của người Maori rất quan trọng, bởi vì các em đang sống ở một quốc gia khác. Khi rời khỏi New Zealand, người Maori đã bỏ lại rất nhiều thứ sau lưng".
Trong bảy năm tuần tra, tình hình chưa bao giờ trở nên quá phức tạp với Maria, bởi bà là người có vị trí cao, được tôn trọng trong cộng đồng.
Thế nhưng bà Tui Pikari từ đội tuần tra nói rằng công việc của họ đang mang một ý nghĩa hoàn toàn mới, khi chính sách mới về việc kiểm tra nhân phẩm của chính phủ dẫn đến một số lượng kỷ lục người Maori bị trục xuất.
“Hiện tại các em chỉ là thiếu niên mà thôi, nhưng những hành động phạm pháp vẫn đi theo các em. Nếu các em cứ đến đồn cảnh sát liên tục, tình hình sẽ trầm trọng hơn, chúng tôi cố gắng giải thích với các em rằng luật pháp đã thay đổi”.
Trong ba năm đầu tiên của bài kiểm tra nhân phẩm, việc hủy visa đã tăng gần 1600%, từ 76 hồ sơ trong năm tài chính 2013-2014 lên đến 1277 visa trong năm 2016-17.
Dữ liệu vào năm ngoái cho thấy phần lớn các vụ hủy visa ảnh hưởng đến công dân New Zealand, có 411 người New Zealand đã bị hủy visa, 93 công dân Anh và 44 công dân Việt Nam.
Bà Annette King, Cao ủy nhân quyền của New Zealand, nói rằng người dân xứ Kiwis có tỷ lệ giữ song tịch ở Úc thấp, việc này khiến họ đặc biệt dễ bị tổn thương trước các chính sách trục xuất của Úc.
Phần lớn người New Zealand đang ở Úc bằng một loại visa đặc biệt, cho họ quyền sống và làm việc ở Úc - nhưng không có con đường rõ ràng để trở thành thường trú nhân hoặc công dân Úc.
Bà Annette đang kêu gọi chính phủ xem xét luật trục xuất với người New Zealand.
“Khi mọi người sống ở New Zealand được 10 năm hoặc lâu hơn, họ thuộc về trách nhiệm của chúng tôi. Do đó nếu họ phạm tội, chúng tôi không trục xuất họ”.
Theo đề xuất, những người không phải là công dân bị kết án về tội có mức án ít nhất hai năm tù, có thể tự động thất bại trong bài kiểm tra nhân phẩm, ngay cả khi án tù không được đưa ra.
Thủ tướng New Zealand từ lâu chính sách này là hành vi ăn mòn mối quan hệ bang giao hai nước. Bà Dame Annette, từ cao ủy nhân quyền ở NZL đồng ý rằng đó là một vấn đề
“Chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ làm cho tình hình của người dân New Zealand trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi đã tranh luận về việc mối quan hệ lợi ích qua lại, nhưng bộ trưởng không đưa ra sự cân nhắc cho người New Zealand”.
Các chuyên gia di trú dự đoán số người nhập cư thất bại trong bài kiểm tra nhân phẩm sẽ tăng gấp năm lần.
Nhưng Bộ trưởng Di trú David Coleman vẫn kiên định với lập trường của mình, khẳng định "đây là về việc bảo vệ cộng đồng Úc và chúng tôi không đưa ra lời xin lỗi nào về điều đó".
Edith Campbell từ Hội đồng Victoria nói rằng luật pháp đang gây bất ổn cho cộng đồng.
“Việc này không cho phép người dân của chúng ta làm việc hiệu quả, họ luôn luôn sống trong nỗi sợ hãi lo lắng , liệu họ có đủ tốt để ở lại Úc hay không, bởi vì rất nhiều điều xảy ra đang chia rẽ các gia đình”.
Luật sư di trú Ben Watt nói rằng chính sách này có thể gây tổn hại về mặt sức khỏe tâm thần.
“Một số thân chủ của tôi đã tự làm hại bản thân trong khi họ bị giam giữ tại các nhà giam di trú . Rất nhiều người trong số họ bị giam trong nhà tù với an ninh tối đa và họ đã đi đến nơi giam giữ dành cho người nhập cư. Điều này trở nên tồi tệ hơn đối với họ”.
Ông nói việc hủy bỏ visa là thích hợp cho các tội phạm nghiêm trọng, nhưng có thể quá mức cho những người phạm tội lần đầu tiên, không liên quan đến hành vi bạo lực.
Lao động cho biết họ có khả năng phản đối dự luật tăng cường kiểm tra nhân phẩm, nhưng đang chờ báo cáo cuối cùng từ Thượng viện vào ngày 13 tháng 9