Điều kiện cấp visa Úc diện vợ chồng dễ nhất trong các nước phương Tây?

Một phúc trình mới đây cho rằng những quy định trong việc cấp visa bạn đời của Úc thuộc vào hàng “dễ dãi” nhất, “hào phóng” nhất trong nhóm những nước phát triển, kêu gọi một sự cải tổ, siết chặt các điều kiện bảo lãnh và chứng minh mối quan hệ.

couple

Eş vizelerinin çıkması çok uzun zaman alabiliyor. Source: Unspalsh Jared Sluyter

Trong một phúc trình Viện Nghiên cứu Dân số Úc () công bố mới đây, được báo chí tại Úc quan tâm và gây tranh cãi trong các chuyên gia di trú, nhà nhân khẩu học Bob Birrell nói rằng di dân ở Úc không thể có được thường trú (PR) trong các phân loại khác đang ồ ạt đổ qua nộp hồ sơ visa bạn đời / vợ chồng với những mối quan hệ giả – lợi dụng những kẻ hở trong hệ thống visa Úc hiện tại.

Tiến sĩ Birrell nói rằng điều đó là có thể bởi vì Úc có “một số quy định dễ dãi nhất về điều kiện bạn đời trong thế giới phương Tây” và kêu gọi siết chặt hệ thống này.
Trả lời phỏng vấn của SBS News, Tiến sĩ Birrell, tác giả của “Australia’s partner visa program: reform needed”, nói rõ rằng tất cả cư dân trưởng thành ở Úc đều có quyền bảo trợ vợ chồng – ông không nghi ngờ gì chuyện đó – nhưng nói  rằng đã đến lúc cần ban hành các quy tắc cứng rắn hơn trong điều kiện xin visa bạn đời.

“Tôi không cho rằng họ đang lạm dụng nó", ông Birrell nói.
"Tôi nói rằng các điều khoản visa bạn đời của chúng ta rất dễ dãi, đến nỗi... nó mang lại cho một số lượng lớn người di dân tiềm năng sự lựa chọn theo đuổi visa bạn đời, và đó là vấn đề.”
Trong phúc trình này, Tiến sĩ Birrell vẽ ra hai con đường mà phần lớn visa bạn đời ở Úc hình thành.

Con đường thứ nhất: Một người ngoại quốc ở Úc với visa ngắn hạn (thường là visa du học) và tìm được một người ở Úc sẵn sàng bảo trợ họ để nộp hồ sơ xin PR nhóm visa bạn đời.

Ông Birrell gọi nhóm này là “hai bước di cư”. Theo ông, số lượng người ở Úc với visa du học sau đó ‘tiến lên’ visa bạn đời là rất lớn.

Ông Birrell đưa số liệu không công bố của Bộ Nội vụ (DHA) minh họa cho giả thuyết này của mình, 11,048 người có PR visa bạn đời từng giữ visa du học trong năm 2016-17, con số này là 9,257 trong năm 2017-18.

Con đường thứ hai: Một cư dân Úc (thường là người sinh ra ở châu Á và mới thành cư dân Úc) quay lại quê nhà để chọn bạn đời – một người mà gia đình quen biết hay ở trong mạng lưới cộng đồng của họ.

Tác giả của phúc trình gọi nhóm này là “chuỗi liên kết di cư” và cho biết có ít nhất 1/3 visa bạn đời xuất phát từ con đường này.
Ông Birrell đề xuất hàng loạt các quy tắc cần thắt chặt trong điều kiện visa bạn đời, bao gồm:

  • Tăng độ tuổi mà một người trưởng thành có thể bảo trợ bạn đời, từ 18 lên 21 – đặc biệt khi người bảo trợ mới rời ghế nhà trường và chưa có công ăn việc làm.
  • Phải chắc chắn rằng người bảo trợ có thể lo cho bạn đời của mình mà không dùng đến tiền chính phủ – yêu cầu chứng minh thu nhập ổn định tương đương ít nhất $34,000 đôla/năm.
  • Để được bảo trợ bạn đời ngoại quốc, người bảo trợ phải chứng minh được sự gắn kết và sự đóng góp của mình cho nước Úc – trước khi bảo trợ cần ít nhất sống ở Úc 4 năm với PR mà không là gánh nặng của ngân sách công.
  • Thêm bằng chứng xác nhận mối quan hệ là thật, trước khi nộp hồ sơ visa bạn đời thứ nhất và phải chứng minh một lần nữa sau 2 năm sống ở Úc.  
Theo Tiến sĩ Birrell, tính đến tháng Sáu 2018, đang có 1.4 triệu người ở Úc với visa nhập cảnh tạm thời, trong đó 673,000 người từng là du học sinh. Con số này chưa tính người New Zealand.
“Hầu hết tất cả [1.4 triệu] đều đủ điều kiện để được cấp PR loại visa bạn đời, nếu họ có thể tìm thấy một cư dân sẵn sàng bảo trợ cho họ,” phúc trình này viết.
“Đối với những bạn đời tiềm năng sống ở các quốc gia có thu nhập thấp, visa bạn đời Úc mang đến triển vọng về một đời sống sung túc mà không cần tốn chi phí nhập cảnh, ngoại trừ phí visa.”
Phúc trình này cũng kết luận rằng trong hệ thống visa hiện tại, một người 18 tuổi, thất nghiệp, được trả tiền phúc lợi và vẫn sống với cha mẹ vẫn có thể làm người bảo trợ cho bạn đời tương lai từ ngoại quốc – miễn là có thể chứng minh mối quan hệ của họ.

Hiện tại, người di dân có thể làm việc, sinh sống và học tập tại Úc trong khi đơn xin PR phân loại visa bạn đời/ vợ chồng của họ đang được duyệt xét.

Dữ liệu do Bộ Nội vụ công bố cho thấy trong năm tài chính 2017-18, có 39,799 visa bạn đời đã được cấp ở Úc, giảm so với 47,825 visa của năm trước.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 30 July 2019 3:54pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends