Hệ thống tư pháp trẻ vị thành niên hoạt động như thế nào?

Chẳng một người cha mẹ nào lại mong một ngày nhận được cuộc gọi từ cảnh sát thông báo rằng đứa con của họ đã bị cảnh sát bắt. Nhưng nếu chuyện đó xảy ra thì điều quan trọng lúc này là phải biết quyền lợi của đứa trẻ là gì và tìm sự giúp đỡ ở đâu?

Australian Juvenile court system

Australian Juvenile court system. Source: Getty Images

Điều cần làm đầu tiên là hiểu về hệ thống tư pháp trẻ vị thành niên ở Úc. Hệ thống này được lập ra nhằm mục đích giúp cho sự phát triển và phúc lợi của trẻ thay vì trừng phạt trẻ.

“Chúng ta phải hiểu rằng trẻ có thể phạm lỗi, nhưng điều quan trọng là cho chúng một cơ hội để sửa sai, thay đổi những hành vi đã khiến trẻ mắc sai lầm và phạm lỗi,” bà Anoushka Jeronimus, giám đốc chương trình thuộc tổ chức Youth Crime ở , giải thích.
Social worker
Man and woman talking at window in community center Source: Getty Images
Hệ thống tư pháp trẻ vị thành niên khác nhau ở mỗi tiểu bang, nhưng vẫn có một số điểm chung. Một trong số những điểm chung này là

Tìm luật sư thông qua Legal Aid (Tổ chức Hỗ trợ pháp lý)

Một khi đứa trẻ phạm tội, cơ quan đầu tiên mà chúng phải tiếp xúc trong hệ thống tư pháp vị thành niên đó là cảnh sát.

Nếu một đứa trẻ bị bắt, cảnh sát sẽ phải thẩm vấn đứa trẻ. Nếu đứa trẻ dưới 14 tuổi, thì phụ huynh hoặc người giám hộ phải có mặt. Nếu trẻ từ 14 – 17 tuổi, chúng có thể tự quyết định ai sẽ là người đại diện, đó có thể là gia đình, hoặc luật sư, hoặc người bạn trên 18 tuổi, hoặc một nhân viên xã hội.
Police
Policeman questioning witnesses during crime investigation. Source: Getty Images
Bà Jeronimus cho biết điều quan trọng là đứa trẻ đó hoặc gia đình phải yêu cầu được gặp luật sư trước khi cuộc thẩm vấn diễn ra. Có thể tìm luật sư ở .

“Một số những điều luật sư có thể làm cho trẻ là kiểm tra xem đứa trẻ đó như thế nào, giải thích về quy trình tòa án và quy trình thẩm vấn của cảnh sát. Họ sẽ giải thích các cáo buộc là gì. Họ sẽ đưa ra lời khuyên về quy trình xét xử tòa án, giải thích cho trẻ về những lựa chọn pháp lý, hoặc đưa ra lời khuyên khi phải đối mặt với các cáo giác của cảnh sát,” bà giải thích.

Nếu một đứa trẻ hoặc cha mẹ cần thông dịch viên, họ có thể yêu cầu trong cuộc thẩm vấn. Cuộc thẩm vấn sẽ không thể bắt đầu nếu chưa có người thông dịch. Ngoài ra còn có thể yêu cầu thông dịch viên tại Tổ chức Hỗ trợ pháp lý và tòa án.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Nếu một người trẻ phạm tội lần đầu và tội đó không nghiêm trọng, cảnh sát phải .

Nhưng cảnh sát cũng có thể quyết định đưa ra cáo buộc, có nghĩa là đứa trẻ đó sẽ nhận được giấy triệu tập ra tòa án thanh thiếu niên. Nếu đó là cáo trạng nghiêm trọng cho rằng đứa trẻ có nguy hiểm đối với cộng đồng, chúng có thể sẽ bị tạm giam và ra tòa ngay hôm sau.

Nếu không yêu cầu luật sư cho buổi thẩm vấn, đứa trẻ đó vẫn có thể yêu cầu luật sư cho lần ra tòa. Nếu không có thời gian làm chuyện đó, thì có thể yêu cầu luật sư đang trực ngày phiên tòa diễn ra.
Lawyer
An attorney discusses evidence with his client in a courtroom. Source: Getty Images
Một khi đã ra tòa, thì các bản án có thể được đưa ra tùy theo mức độ phạm tội. Đó có thể là những cho đến hoặc bị tạm giam. Nhưng bị giam giữ là phương án cuối cùng.

Bà Katherine McFarland là Phó giáo sư tại T. Bà nói hệ thống tư pháp này được lập ra nhằm giúp những đứa trẻ không phải vào tù.

“Tuy vậy không có nghĩa là không có hình phạt, mà nó có nghĩa là bắt giam chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ. Nghiên cứu cho thấy nếu một đứa trẻ sớm vướng vào vòng lao lý, sớm phải ra tòa và bị giam, thì sẽ có nhiều điều tệ hại xảy ra với chúng. Chúng rất có khả năng tái phạm, không nhận được nhiều sự trợ giúp và rất có khả năng lớn lên trở thành một kẻ phạm tội.”
Legal Aid
Midsection Of Lawyer Consoling Depressed Client In Courtroom Source: Getty Images

Tìm sự giúp đỡ ở đâu?

Nếu bản thân hoặc có con em vướng vào hệ thống pháp lý thanh thiếu niên, phải liên lạc luật sư thông qua các càng sớm càng tốt.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 20 February 2019 6:40pm
Updated 12 August 2022 3:33pm
By Audrey Bourget, Hương Lan

Share this with family and friends