‘Shrinkflation’: Những mặt hàng nào vẫn giữ nguyên giá hoặc tăng giá nhưng bị thu nhỏ kích cỡ

Một số sản phẩm trên các kệ hàng ở siêu thị Úc đã “thu nhỏ” lại trong thời kỳ lạm phát. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng vẫn trả mức giá như cũ, hoặc cao hơn một chút, nhưng lại nhận được ít sản phẩm hơn.

A colorful supermarket aisle with people shopping for groceries.

'Shrinkflation' is when you pay the same amount or more for a product despite a decrease in its size. Source: Getty / Tom Werner

KEY POINTS:
  • Nhiều sản phẩm trong siêu thị đã giảm kích cỡ trong khi vẫn giữ nguyên giá.
  • Hiện tượng này thường xảy ra khi chi phí đầu vào của nhà sản xuất tăng lên.
  • Người tiêu dùng được khuyên nên so sánh giá sản phẩm theo đơn vị khi đi mua sắm.
Có thể bạn không để ý, nhưng một số mặt hàng trong siêu thị Úc đã “thu nhỏ” kích cỡ lại, mặc dù bạn vẫn phải trả số tiền tương đương hoặc nhiều hơn.

Hiện tượng này được gọi là “shrinkflation”, và dữ liệu mới từ ứng dụng so sánh hàng tạp hóa Frugl đã tiết lộ những mặt hàng gần đây nhất bị ảnh hưởng.

Ba mặt hàng bị giảm kích cỡ vào tháng Hai năm nay bao gồm tỏi băm sấy khô hiệu Masterfoods, giảm từ 50g xuống còn 45g trong khi giá vẫn là $3,15; bánh quy hiệu Ritz, giữ nguyên giá $3,50 nhưng giảm kích cỡ từ 300g xuống còn 227g; và hộp chocolate hình cà rốt của Lindt với giá bán $17 cho 354g – so với giá cũ là $16,50 cho 375g.

Hồi tháng Chín năm ngoái, món chutney cà chua hữu cơ hiệu Macro của Woolworths đã tăng giá từ $4,20 cho 275g lên $5 cho 250g. Một phát ngôn nhân của Woolworths giải thích với SBS News rằng nguyên nhân là vì nhà cung cấp tăng giá bán sỉ.
Frugl, chuyên phân tích dữ liệu từ Coles và Woolworths, trước đây đã ở các thanh chocolate hiệu Mars, bánh xốp Tina Wafers hiệu Arnott’s, và bơ đậu phộng hiệu Bega, cùng một số sản phẩm khác.

Theo ông Gary Mortimer, giáo sư về tiếp thị và hành vi người tiêu dùng tại Đại học Công nghệ Queensland (QUT), các nhà sản xuất thường thực hiện “chiến lược giảm kích cỡ” vì chi phí đầu vào cao hơn.

“Khi chi phí đầu vào tăng lên, các nhà sản xuất phải cân nhắc liệu họ sẽ thu được ít tiền lời từ sản phẩm hơn, hay đẩy phần chi phí tăng lên cho các nhà bán lẻ,” ông nói.

“Trong một số trường hợp, các nhà bán lẻ sẽ phản đối… nhưng cuối cùng, nó tuỳ thuộc vào sự thương lượng giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất thương hiệu, những người có thể nói rằng họ vẫn sẽ cung cấp sản phẩm cho nhà bán lẻ, nhưng sẽ giảm kích cỡ theo thời gian.

“Vì vậy, bạn vẫn nhận được sản phẩm, chỉ là bạn sẽ nhận được ít hơn với cùng mức giá mà bạn thường trả.”
Mặc dù điều này có thể khiến cho một số người tiêu dùng tức giận, nhưng các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra rằng .

Trong một loạt thí nghiệm tại một siêu thị ở Brisbane, các nhà nghiên cứu đã thay đổi bảng giá của một số sản phẩm theo một số cách khác nhau.

Kết quả cho thấy sản phẩm sẽ bán được nhiều nhất khi giảm cả kích cỡ lẫn giá tiền, nhưng giảm kích cỡ nhiều hơn một chút. Và việc giảm kích cỡ nhưng giữ nguyên giá sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn là tăng giá.

“Chúng ta không muốn trả nhiều tiền hơn cho cùng một sản phảm, nhưng sẵn sàng trả cùng một mức giá với kích cỡ nhỏ hơn một chút,” Giáo sư Mortimer nói.
Nha Thống kê Úc (ABS) lưu ý rằng nếu thể tích của một chai đồ uống giảm từ 750ml xuống còn 675ml nhưng giá vẫn ở mức $3, điều này sẽ tương đương với mức tăng giá 10% và sẽ được tính vào Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) – thước đo của lạm phát.

Giáo sư Mortimer khuyên người tiêu dùng nên khi đi mua sắm.

“Trong một nghiên cứu trước đây mà tôi thực hiện với các đồng nghiệp, chúng tôi thấy rằng người mua hàng có thể tiết kiệm tới $1.700 một năm khi mua hàng tạp hóa bằng cách tham khảo giá theo đơn vị để đưa ra quyết định sáng suốt hơn,” ông nói.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 15 May 2023 2:24pm
By David Aidone
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends